7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém
- Về thủ tục tạm giữ, tạm giam: vẫn còn nhiều trường hợp nhà tạm giữ, trại tạm giam chưa cập nhật đầy đủ tài liệu của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người bị giam, giữ như: thiếu biên bản giao nhận người, thiếu biên bản xác định tình trạng sức khỏe ban đầu, lệnh bắt khẩn cấp không ghi bắt theo điểm, khoản nào của Điều 81 BLTTHS… Những trường hợp vi phạm về thủ tục tạm giữ là khá phổ biến, đặc biệt là
ở cơ quan điều tra cấp quận, huyện.
- Về phân loại, xử lý các trường hợp tạm giữ: Trong tổng số người bị tạm giữ được giải quyết, có 29 người cơ quan bắt giữ phải trả tự do, nguyên nhân chủ yếu là: chứng cứ chưa vững chắc, bị hại rút yêu cầu, chưa đủ định lượng, chưa đủ tuổi, ….
Về chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ vấn đề tồn tại nổi cộm là trường hợp người bị tạm giữ phải ở một diện tích quá chật hẹp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bị tạm giữ.
Một số hạn chế trong phân loại người bị tạm giư như: Giữ chung giữa những cùng vụ án, dẫn đến thông cung… Mặt khác, công tác quản lý người bị tạm giữ, bảo vệ nhà tạm giữ chưa được chú trọng dẫn tới tình trạng đánh nhau giữa những người bị tạm giữ, việc người bị tạm giữ bỏ trốn khỏi Nhà tạm giữ vẫn xảy ra.
Về việc đảm bảo quyền của người bị tạm giữ
Đối với quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa gần như không được thực hiện trên thực tế.
Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với người tạm giữ, như khiếu nại về thăm gặp, gửi lưu ký………..
- Về quản lý người bị tạm giữ, tạm giam: nhiều Nhà tạm giữ chưa kịp thời phát hiện ra các vi phạm trong các Lệnh, Quyết định của các Cơ quan tiến hành tố tụng, để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; việc phân loại, bố trí giam, giữ còn để xảy ra tình trạng giam chung 2 người trong cùng một vụ án, giam chung người phạm tội nguy hiểm, tái phạm nguy hiểm với người phạm tội ít nghiêm trọng; giam chung người chưa thành niên với người thành niên; giam chung án tử hình với các đối
tượng đang trong giai đoạn điều tra là vi phạm quy định Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; trích xuất can phạm ra nấu ăn hoặc làm việc không có lệnh của cơ quan và người có thẩm quyền…
Công tác quản lý người bị giam giữ tại các nhà tạm giữ trong thời gian qua còn để xảy ra việc người bị tạm giữ, tạm giam trốn khỏi nơi giam giữ, trong, nguyên nhân là do cán bộ chiến sỹ trực lơ là mất cảnh giác để ban đêm can phạm đục tường trốn thoát hoặc do cán bộ chiến sỹ trực tạo điều kiện cho can phạm trốn khỏi nơi giam giữ- Vi phạm trong thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ, tạm giam còn xảy ra như: không cấp khăn mặt cho người bị tạm giữ, tạm giam; không tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo Nhân dân hoặc báo địa phương theo quy định; chế độ vệ sinh đối với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ thực hiện chưa tốt; chưa thực hiện đúng việc cấp phát chế độ ăn đối với người bị tạm giữ, tạm giam …theo quy định của Nghị định 09/2011/NĐ-CP ngày 15/03/2011 của Chính phủ.
- Chưa có chế độ phụ cấp đối với cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nên phần nào cũng hưởng đến chất lượng công việc, cũng như sự nhiệt tình và yêu nghề của cán bộ công chức trong cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành tư pháp. Chưa chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
- Sự phối hợp công tác trong Ngành và sự phối hợp giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự với các Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan quản lý giam giữ, Cơ quan Thi hành án hình sự, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự chưa chặt chẽ, thường xuyên nên đã hạn chế nhiều đến hiệu quả công tác; sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các xã, huyện với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chưa có nhiều cải thiện, nhiều trường hợp chậm trễ trong việc bàn giao hồ sơ của người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ, án treo…,
công trang cho phạm nhân hàng năm chưa kịp thời, việc tổ chức thăm gặp, nhận quà, việc thu nhận và chi trả lưu ký không đảm bảo thủ tục, tổ chức bán hàng căng tin, xếp loại cải tạo, thực hiện chế độ lao động, cấp phát chế độ cho cho phạm nhân chưa thực hiện đúng
Về chế độ ăn của người bị tạm giữ, can phạm nhân, khám chữa bệnh cho can phạm có lúc, có nơi vẫn chưa được đảm bảo theo tiêu chuẩn do . Vẫn còn tính trạng diện tích chật hẹp, số lượng người tạm giữ, tạm giam đông gây khó khăn cho công tác việc giữ gìn vệ sinh. Mỗi ngày nhà bếp chế biến trên dưới 400 kg rau, song thiếu rổ đựng rau, rau sau khi rửa vẫn để trên sàn xi măng không đảm bảo vệ sinh. Chế độ mặc và cấp phát tư trang được thực hiện đối với phạm nhân và cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhằm đảm bảo những nhu cầu tối thiểu cho họ. Đối với phụ nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết. Tuy nhiên có lúc do can phạm nhân quá đông hoặc do yêu cầu của tình hình thực tế nên Trại tạm giam vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Chẳng hạn theo dự trù đầu năm của Trại bộ phận hậu cần Công an tỉnh cấp phát quần áo theo dự trù nhưng trong năm đó số lượng can phạm nhân vượt quá số lượng dự trù đầu năm của Trại nên việc cấp phát chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Đối với việc cấp màn cho can phạm nhân theo giải thích của Trại để phòng tránh việc gây mất an ninh và gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý bằng camera nên Trại không cấp phát màn cho họ mà sử dụng biện pháp phun thuốc diệt muỗi