Các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa được quy định tại Điều 55 Luật Di sản Văn hóa, bao gồm: Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp.
* Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa, thi hành các biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, bảo trợ phát triển các nghệ nhân, chống việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy, bài trừ hủ tục, mê tín... Trong q trình thực hiện quản lý, Chính phủ có một số quyền hạn cụ thể như: Trình dự án luật, pháp lệnh về di sản văn hóa, quyết định kế hoạch giữ gìn, phát triển các di sản văn hóa, quyết định chính sách đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngồi... .
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng ban hành các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyền định chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định về quản lý di sản văn hóa của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của UBND, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Bên cạnh Thủ tướng Chính phủ cịn có Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Hội đồng được thành lập ngày 22/11/2004 (theo Quyết định số 1243/QĐ TTg về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia) thực hiện chức năng là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như: xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; cơng nhận bảo vật quốc gia; thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành hay đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới... khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
* Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. Căn cứ khoản 6, Điều 2 Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa, Bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
Một là, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với đi tích quốc gia đặc biệt, - Đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận Di sản văn hố và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là Di sản thế giới;
- Phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa vật thể, bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, và trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;
- Cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. Hai là, quyết định theo thẩm
quyền:
- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức năng theo quy định của pháp luật;
- Phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật; phê duyệt hoặc thoả thuận việc xây dựng các cơng trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt;
- Thẩm định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi đi tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, dự án cải tạo, xây dựng các cơng trình nằm ngồi các khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu
đến di tích theo quy định của pháp luật;
- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, tam bản sao di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam.
Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn:
- Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với các di tích và nhân vật lịch sử.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố.
- Cơng nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có cơng gìn giữ, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.
Giúp việc cho Bộ trưởng cịn có Cục Di sản văn hóa - cơ quan chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính nước về di sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. (Điều 1, Quyết định số 27/2008/QĐ-BVHTTDL quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa)
* Ủy ban nhân dân các cấp
Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trong cơ cấu của UBND các cấp có cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của địa phương.
Đồng thời, theo Nghị quyết số 01/1007/QH12 Quốc hội ban hành ngày 31/7/2007 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước mới. Tổ chức theo mơ hình 4 cấp như sau:
- Cấp trung ương có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Cấp tỉnh (thành phố) có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong cơ cấu tổ chức của UBND của 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đều đã thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước về văn hóa nói chung trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do chính quyền của các tỉnh quyết định theo sự phân cấp của Chính phủ. Trong cơ cấu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các phịng chun mơn, tuy nhiên khơng phải ở Bộ có cục, vụ chun mơn nào thì Sở có phịng chun mơn đó. Các phịng chun mơn của Sở do chính quyền tỉnh quyết định. Hiện nay, ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngồi Bảo tàng làm nhiệm vụ bảo quản, giữ gìn các di sản văn hóa của tỉnh thì tại một số tỉnh thành đã thành lập Phòng Quản lý di sản (thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh...) có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở trong lĩnh vực quản lý như nước về di sản văn hóa; hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về di sản văn hóa; quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh.
- Cấp huyện (quận, thị xã) có Phịng Văn hóa - Thơng tin - Thể thao.
Trong cơ cấu tổ chức của UBND cấp huyện, Phịng Văn hóa - Thơng tin - Thể thao có chức năng giúp việc cho Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn của huyện. Phịng Văn hóa, Thơng tin, Thể thao của UBND cấp huyện bao gồm các cán bộ phụ trách nhiều các mảng nghiệp vụ văn hóa khác nhau, trong đó có cả di sản văn hóa.
- Cấp xã (phường) có Ban Văn hóa thơng tin hoặc Ban văn hóa xã hội. Trong cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã, Ban Văn hóa thơng tin bao gồm một số cán bộ làm chức năng giúp việc cho cơng tác quản lý hành chính nhà nước về văn hóa của Chủ tịch UBND cấp xã, thực hiện các công việc về văn hóa - thơng tin cơ sở, bao gồm cả các cơng tác bảo tồn các di sản văn hóa thuộc sự quản lý trực tiếp của mình.
Nhìn chung, bộ máy cơ quan quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa trong những năm gần đây đã có sự phát triển về nhiều mặt. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa đã từng bước được củng cố và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế làm nảy sinh nhiều bất cập. Một trong những bất cập điển hình nhất là sự chồng chéo vệ mặt chức năng giữa các cơ quan quản lý di sản, đồng thời dẫn tới việc khó quy trách nhiệm mỗi khi có sai phạm xảy ra.
Khác với Việt Nam, ở Nhật Bản có một bộ máy hành chính có tính vên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám sát thi hành pháp luật. Cục Văn hóa Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều hành các hoạt động này từ Trung ương đen địa phương. Cơ quan này có chức năng “đẩy mạnh và phổ biến văn hóa, bảo tồn và sử dụng các tài sản văn hóa, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan nhà nước có liên quan”[22]. Người đứng đầu Cục Văn hóa Nhật Bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai thác di sản văn hóa trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật. Nếu chính quyền địa phương các cấp đứng ra tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác di sản văn hóa, phải được sự ủy quyền của Cục Văn hóa. Ngân sách cho hoạt động của Cục Văn hóa tăng dần theo các năm. Như vậy, với cách thức tổ chức như Cục Văn hóa và ngân sách dồi dào đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai các hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa một cách hiệu quả. Đồng thời, việc xác định trách nhiệm cho một đầu mối cụ thể (Cục Văn hóa) như Nhật Bản sẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hữu quan, tăng cường tính trách nhiệm cho các đơn vị và cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai trị chủ đạo của Nhà nước trong công tác bảo tồn
di sản văn hóa là một bài học quý cho Việt Nam trong quá trình phát triển hiện nay.