Thực trạng xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)

- Các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp những dữ liệu và những giải pháp quan trọng giúp cho q trình hoạch định chính sách bảo vệ và

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa

thể nhìn nhận rõ nét nhất về thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An, có thể xem xét dưới các góc độ sau:

2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạchbảo tồn di sản văn hóa bảo tồn di sản văn hóa

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Hội An hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa về bảo tồn di sản văn hóa khơng ngừng được nâng cao. Cơ quan quản lý luôn quan tâm, chú trọng và tiến hành các hoạt động thiết thực nhằm xây dựng một hệ thống chính sách quản lí về bảo tồn di sản văn hóa. Dưới sự tác động của nhiều hệ thống chính sách, việc ban hành và xây dựng hệ thống chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An dựa trên cơ sở của các hệ thống chính sách khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, dựa trên những quy định và hướng dẫn cụ thể của các văn bản quốc

tế về quản lý và bảo tồn di sản văn hóa.

Hội An chính thức được tuyên bố là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985 theo Quyết định số 29/QĐ-BVHTT ngày 13/01/1985 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin. Đây là bước khởi đầu cho quá trình quản lý và bảo tồn mang tính quốc gia của khu di sản quan trọng này. Sau đó, vào năm 1999, Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận. Đến năm 2009, Đô thị cổ Hội An được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ- TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.Do vậy, Hội An phải được quản lý và bảo tồn theo những quy định và hướng dẫn cụ thể của các văn bản quốc tế về quản lý và bảo tồn di sản văn hóa như là Hiến chương

Athens về Tu bổ các di tích lịch sử (1931), Hiến chương Venice về Bảo tồn và Tu bổ các di tích và khu di sản (1964), Hiến chương Brurra – là hiến chương của ICOMOS Astralia về các địa điểm văn hóa (1979), Hiến chương về bảo tồn các đô thị lịch sử và các vùng đơ thị (1987), Văn kiện Nara về tính chân xác (1994), Quy định bảo tồn các cơng trình kiến trúc gỗ lịch sử (1999), Hiến chương quốc tế về du lịch văn hóa – quản lý du lịch ở các điểm di sản (1999) và một số các văn bản khác của UNESCO như là Công ước về bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Những văn kiện này cung cấp những hướng dẫn đầy đủ cho các nhà quản lý di sản nhằm quản lý và bảo vệ các di tích.

Thứ hai, hệ thống chính sách về bảo tồn di sản văn hóa Hội An được xây dựng

dựa trên việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa.

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18/06/2009 cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo của Luật này bao gồm: Nghị định số 98/2010/NĐ – CP ngày 21/09/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/09/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa; Thơng tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch về việc ban hành Định mức bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thơng tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)