Khái quát về thành phố Hội An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

- Các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp những dữ liệu và những giải pháp quan trọng giúp cho q trình hoạch định chính sách bảo vệ và

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Khái quát về thành phố Hội An

Thành phố Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về hướng Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Bắc, phía Đơng - Đơng Nam tiếp giáp huyện Duy Xuyên, Tây - Tây Nam tiếp giáp huyện Điện Bàn, Bắc giáp biển Đông, xa xa cách bờ biển 18 km là đảo Cù Lao Chàm. Trung tâm thành phố có toạ độ 108 độ 15 phút - 108 độ 52 phút kinh Đông và 17 độ 52 phút - 17 độ 63 phút vĩ Bắc. Từ Hội An có hai tuyến giao thơng đường bộ quan trọng là tuyến Hội An - Non Nước đi Đà Nẵng và Hội An - Vĩnh Điện nối với quốc lộ 1.

Ngày 28 tháng 3 năm 2008, Hội An chính thức được cơng nhận là thành phố cấp ba trực thuộc tỉnh Quảng Nam, bao gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Cửa Đại, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam và 3 xã: Tân Hiệp, Cẩm Thanh, Cẩm Kim. Thành phố Hội An nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, cách bãi biển Cửa Đại 6 km về phía Tây và cách thành phố Đà Nẵng 28 km.

Đến năm 2018, dân số Hội An sấp xỉ khoảng 91.993 người với mật độ dân số là 1.491 người/km2, tập trung lớn nhất ở khu phố cổ và các địa bàn trung tâm nội đơ. Hội An có đường bờ biển dài 7 km với nhiều bãi tắm đẹp, Cù Lao Chàm với nhiều hang yến có giá trị.

Hoạt động kinh tế của Hội An chủ yếu là du lịch, dịch vụ, ngư nghiệp, nông nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong số những hoạt động này, du lịch đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế của thành phố.

Theo thống kê, thành phố Hội An có khoảng 1.148 di tích (trong đó có 08 di tích quốc gia và 05 di tích cấp tỉnh) với nhiều loại hình như cửa hiệu, đình, chùa, miếu, cầu, nhà thờ tộc, mộ, giếng, hội quán... các di tích sở hữu Nhà nước chiếm

15,8% và các di tích sở hữu tư nhân, tập thể chiểm 84,2%. Diện tích khu phố cổ là 0,3 km 2 với chiều dài khoảng 1.000 mét và chiều rộng khoảng 300 mét. Các di tích trong khu phố cổ được bố trí theo hình bàn cờ với các phố chạy ngang dọc theo hướng Đông - Tây và Bắc – Nam[65]. Hội An mang tính chất của một thành phố ven sông vừa cận thị lại vừa cận giang. Sông Thu Bồn chảy qua Hội An theo hướng Bắc Nam có sự đổi dịng. Vì thượng nguồn sơng Thu Bồn nằm lọt vào một trong những trung tâm mưa lớn ở nước ta nên lượng nước sông Thu Bồn rất lớn. Do cửa sông Thu Bồn hẹp, lượng nước lớn lại dồn dập vào một thời gian nên vùng Hội An thường hay bị ngập lụt. Sông thường chảy song song với đường biển hợp thành mạng lưới giao thông nội địa quan trọng. Bờ biển Hội An là một bờ biển bồi tụ. Những doi chắn cát tạo ngồi cửa biển tạo nên vũng, vịnh. Địa hình đó vơ hình chung tạo điều kiện thuân lợi cho tàu thuyền quốc tế đến neo đậu.

Hội An là đô thị, thương cảng tiêu biểu ở Việt Nam thế kỷ XVII đến XIX, là một di tích kiến trúc cư dân đô thị của thời Trung Đại duy nhất còn tồn tại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam, là địa chỉ văn hóa duy nhất của khu vực Đơng Nam Á cịn lưu giữ hầu như nguyên vẹn các nét chính về quy hoạch, kiến trúc của một đơ thị - thương cảng cổ. Trong lịng đất cịn hàm chứa các thơng tin q về lịch sử văn hóa Sa Huỳnh, Champa hàng nghìn năm. Phương Tây biết đến đơ thị này với các tên FaiFo từ đầu thế kỷ XX, song người Nhật, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động bn bán sinh sống ở đây từ thế kỷ XVI – XVIII. Do đó, có sự giao lưu văn hóa về lối sống, ngơn ngữ, tập qn, tín ngưỡng giữa người bản địa và nhập cư một cách gắn bó, tinh tế[62]. Đặc biệt quần đảo Cù Lao Chàm có diện tích 40 km2 cách bờ biển 18 km, trong lịch sử được coi là bức bình phong chắn giữ đất liền và là điểm nhận biết Hội An cho các thương thuyền trên biển. Ngày 26/5/2009, tổ chức UNESCO đã

ghi tên Cù Lao Chàm vào danh mục Khu dự trữ sinh quyển thế giới với ba vùng xác định là vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trong đó vùng chuyển tiếp là tồn bộ khu phố cổ Hội An. Đây là mơ hình mới (chưa có tiền lệ) gắn giữa sinh quyển với DSVH được UNESCO xác định tại Hội An [65].Tại Hội An cịn có nhiều làng nghề truyền thống trải qua mấy thế kỷ như làng mộc Kim Bồng đã từng tạo dựng đô

thị Hội An từ cuối thế kỷ XVI thường xun tu bổ, tơn tạo di tích kiến trúc phố cổ, đóng sửa tàu thuyền; làng gốm Thanh Hà với những sản phẩm gạch ngói và đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân địa phương và góp phần kiến thiết, tu bổ phố cổ; làng yến Thanh Châu; làng rau Trà Quế cung cấp nguồn rau xanh thơm ngon nổi tiếng; lãng chài Võng Nhi, Đại An, Tân Hiệp đánh bắt chế biến thủy hải sản cung ứng cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu...

Trải qua bao thăng trầm, biến động suốt theo chiều dài lịch sử, Hội An ngày nay vẫn giữ tư cách là một đô thị - thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 19/03/1985 Khu phố cổ Hội An được Bộ văn hố cấp bằng cơng nhận là Di tích lịch sử văn hố cấp quốc gia. Đây là lần đầu tiên một khu phố cổ của Việt Nam trở thành Di tích quốc gia. Ngày 04/12/1999 Đơ thị Hội An được chính thức ghi vào danh sách DSVH thế giới bởi giá trị nổi bật toàn cầu với tiêu chí 2 và tiêu chí 5 theo quy chuẩn đặt ra, đó là:

- Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hoá qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

- Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo

Ngày nay, Hội An nổi tiếng trong và ngoài nước như là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Kazimierz đã mơ tả rằng: “Hội An xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong các di sản của Việt Nam và nhân loại. Nó có những ngõ phố nhỏ xinh, nhiều cơng trình kiến trúc và trạm khắc hồn hảo”[51].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)