Những yếu tố khác trong hoạtđộng quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

- Các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp những dữ liệu và những giải pháp quan trọng giúp cho q trình hoạch định chính sách bảo vệ và

1.4.3. Những yếu tố khác trong hoạtđộng quản lý nhà nước

- Một là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo tồn di sản

văn hóa: Văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm hoạt động quyền lực của các cơ quan nhà nước, là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, là nguồn cơ bản của pháp luật, nhằm cụ thể hóa ý chí của nhà nước, của nhân dân thành pháp luật

.Có được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, đầy đủ về bảo tồn di sản văn hóa sẽ là điều kiện tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đảm bảo cho di sản văn hóa vật thể khơng bị xâm hại, lấn chiếm; những di sản văn hóa phi vật thể có điều kiện được trao truyền và phát huy giá trị vốn có của nó.

- Hai là, đội ngũ cán bộ quản lý về bảo tồn di sản văn hóa: Trong hoạt động QLNN, cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Cần xây dựng đội ngũ cán bô đủ tâm, đủ

tài để đáp ứng sự phát triển của đất nước trong quá trình mở cửa giao lưu hội nhập với các nước trên thế giới. Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động trong hoạt động di sản văn hóa nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả QLNN lĩnh vực di sản văn hóa.

- Ba là, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng

QLNN: Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ được xác định rõ ràng, có sự phân định rõ nhiệm vụ giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, giữa tâp thể và người đứng đầu cơ quan hành chính, họat động có kỷ luật, kỷ cương ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả QLNN trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong hoạt động QLNN về bảo tồn di sản văn hóa, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan càng hợp lý, rõ ràng, cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm và theo đó góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về bảo tồn di sản văn hóa.

- Bốn là, sự tác động từ phía nhân dân đối với QLNN về bảo tồn di sản văn

hóa: Di sản văn hóa được hình thành từ hoạt động cộng đồng và cũng từ trong mơi trường cộng đồng đó, di sản văn hóa được tồn tại và phát huy giá trị của nó. Chính vì lý do đó, khi đề ra chủ trương, chính sách liên quan đến di sản văn hóa phải chú ý đến sự tác động của nhân dân, của cộng đồng dân cư nơi di sản văn hóa đó tồn tại, nhằm huy động sự hỗ trợ từ phía nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, nhân dân cịn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, xây dựng pháp luật, góp ý vào các dự án luât; tham gia thảo luận các công việc của Nhà nước; tham gia kiểm tra, giám sát hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Tiểu kết chương 1

Với vai trò là nhân tố nội sinh, di sản văn hóa giữ vai trị nền tảng cho q trình phát triển, là sợi dây kết nối cộng đồng vững chắc khi nó hướng con người trở về với cội nguồn, với những giá trị thiêng liêng của dân tộc, khơi dậy ý thức tự chủ, tự cường dân tộc kết nối con người vào cộng đồng; kết nối hiện tại vào truyền

thống; từ đó, di sản văn hóa hội tụ nên sức mạnh tổng thể của toàn dân tộc. Những giá trị di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, bảo tồn và phát triển văn hóa, di sản văn hóa ngày càng được xem trọng .Trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những cơ hội cũng khơng ít thách thức đặt ra khi tiến hành QLNN nhằm bảo tồn và phát huy, phát triển các giá trị của di sản văn hóa. Do đó, phải tăng cường QLNN đối với các hoạt động văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng; cơng tác QLNN phải đi trước để định hướng, xác lập khuôn mẫu, các chuẩn mực để dẫn dắt phát huy tối đa vai trị của di sản văn hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện .

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)