Thực trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 50 - 52)

- Các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp những dữ liệu và những giải pháp quan trọng giúp cho q trình hoạch định chính sách bảo vệ và

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.2. Thực trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá

sản văn hố

di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hội An cũng được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều những văn bản được ban hành trên địa bàn nhằm bảo đảm cho việc bảo tồn di sản văn hóa, cụ thể:

- Quy chế quản lý, bảo tồn và sử dụng di tích khu phố cổ Hội An [67] ban hành theo quyết định số 2337/2006/QĐ-UBND ngày 10/11/2006 của UBND thị xã Hội An, quy định chung căn bản, chi tiết và rõ ràng việc bảo tồn và sử dụng các di tích ở khu phố cổ. Nội dung của quy chế này bao gồm những nội dung: Một là, giữ

gìn nguyên vẹn và lâu dài khu phố cổ như một thiết chế lịch sử - văn hóa – nhân văn – kiến trúc đồng bộ, bao gồm các di tích cấu thành trên cơ sở phải vừa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện đại của cộng đồng dân cư theo nguyên tắc cùng tồn tại. Hai là, bảo tồn khu phố cổ phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái – nhân văn xung quanh, gắn liền bảo tồn di sản văn hóa vật thể với văn hóa phi vật thể. Ba

là, bảo tồn khu phố cổ không chỉ nhằm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa mà cịn nhằm khai thác, phát huy những thế mạnh, kinh nghiệm truyền thống cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. Cuối cùng, việc phát huy, khai thác và tái sử dụng di tích phải gắn chặt với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, khơng vì phát triển kinh tế du lịch mà làm tổn hại đến các di sản văn hóa.

- Quy chế quản lý hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn thị xã Hội An [68], ban hành kèm theo quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 6/04/2007 của UBND thị xã Hội An, quy định rất cụ thể và chi tiết các quyền và nghĩa vụ của du

khách khi đến tham quan khu phố cổ, các làng nghề truyền thống và các địa điểm tham quan khác ở Hội An; quyền và nghĩa vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch và các thuyết minh viên và các địa điểm tham quan.

Ngoài những văn bản quản lý trực tiếp tới hệ thống di sản của Hội An, khu phố cổ Hội An còn phải tuân theo một số văn bản quản lý khác của tỉnh Quảng Nam và các văn bản quản lý các hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải, xây dựng,… trên địa bàn thành phố như:

- Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày

3/5/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam.

- Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu vực 1- Khu phố cổ thị xã Hội An, do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành năm 2006.

- Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu trên địa bàn thị xã Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 1036/2006/QĐ-UBND ngày 23/3/2006 của UBND thị xã Hội An.

- Quy chế tạm thời về hoạt động quản lý vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy trên địa bàn thị xã Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 1831/2006/QĐ- UBND ngày 19/7/2007 của UBND thị xã Hội An.

- Quy chế phối hợp cấp phép và kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng trong Khu phố cổ thị xã Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 của UBND thành phố Hội An.

- Quy chế phối quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng lân cận, ban hành kèm theo quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND thành phố Hội An.

Như vậy, Hội An đã và đang xây dựng, ban hành một hệ thống các quy định pháp lý chi tiết, đồng bộ và phù hợp sát sao với thực tiễn và đặc điểm của các di sản văn hóa của mình. Điều này cho thấy rằng Chính phủ Việt Nam nói chung và chính quyền Hội An nói riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ các giá trị văn hóa q giá của mình thơng qua việc thừa nhận giá trị, tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng cẩn trọng các di sản đó trong các văn bản và quy định pháp lý đầy đủ. Dựa trên những văn bản pháp lý, quy định và hướng dẫn đó, việc quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa ở Hội An được đảm bảo tính hiệu quả và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)