Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

- Các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp những dữ liệu và những giải pháp quan trọng giúp cho q trình hoạch định chính sách bảo vệ và

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam

hóa tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam

Có thể khẳng định, hệ thống quản lý di sản ở thành phố Hội An là một trong những hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam hiện nay, bao gồm những quy trình được xác định rõ ràng, phân cơng công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị trong việc quản lý và bảo tồn từng di tích cụ thể.Tổ chức bộ

máy quản lí nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa cũng hết sức khoa học. Mỗi đơn vị có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau như ban hành chính sách và thực hiện chính sách. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới công tác quản lý di sản văn hóa ở thành phố Hội An bao gồm:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực

hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Cụ thể bao gồm các vấn đề:

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;

+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;

+ Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên mơn về di sản văn hóa;

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

- Cục Di sản văn hóa: Có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa; quản lý nhà nước các dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- UBND tỉnh Quảng Nam: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam: Là cơ quan quản lý trực

tiếp về mặt chuyên môn đối với các hoạt động liên quan đến văn hóa - Trung tâm Bảo tồn Di sản, Di tích tỉnh Quảng Nam: Làm cơng tác nghiên cứu khoa học về lính vực di tích, di sản văn hóa; hướng dẫn cho các cơ sở cơng tác quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ; quản lý, thực hiện những chương trình, dự án do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam giao; đồng thời phối hợp với các địa phương, đơn vị, các cơ quan liên quan để triển khai cơng tác bảo tồn di sản, di tích; hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện công tác bảo tồn và thực hiện những quy định của Nhà nước về lĩnh vực này.

- Phịng Văn hóa, Thơng tin: là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động

văn hóa - thơng tin - thể dục thể thao trên địa bàn thành phố, chịu trách nhiệm giám sát trên lĩnh vực quản lý, trùng tu, sử dụng, khai thác di tích, danh thắng trên cơ sở quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Quy chế quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích và danh thắng Hội An.

- Phòng Thương mại - Du lịch Hội An: Là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động tham quan du lịch. Ngồi các nhiệm vụ chính, phịng được giao trực tiếp theo dõi và tham mưu cho UBND Thành phố về các hoạt động du lịch, dịch vụ trên

địa bàn Thành phố.

- Trung tâm văn hóa – thể thao: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động và phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền lưu động và thường trực tổ chức các sự kiện văn hoá, lễ hội của Thành phố; đồng thời tổ chức giới thiệu, tuyên truyền và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của Di sản Văn hố Thế giới Đơ thị cổ Hội An qua hoạt động hướng dẫn tham quan Đô thị cổ Hội An, dịch vụ du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.

- Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An: Đây là đơn vị được hình

thành trên cơ sở của Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, được thành lập từ năm 1996 của UBND thị xã Hội An (Nay là Thành phố Hội An). Trung tâm này hiện có 6 bộ phận chun mơn nghiệp vụ trực thuộc phụ trách các mảng sau: - Bảo tàng - Quản lý di tích - Quản lý tu bổ di tích Khu phố cổ - Tu bổ di tích - Hành chính – Tài vụ - Lưu trữ, Thơng tin và Đối ngoại.

Trung tâm này là cơ quan chuyên môn, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố, có trách nhiệm chủ trì việc phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhận sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị tỉnh và trung ương (như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa) cũng như của UBND thành phố nhằm đề xuất những ý kiến, kế hoạch, đề án, biện pháp thực hiện; trực tiếp thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện tất cả các nhiệm vụ trong công tác bảo tồn, bảo tàng được giao đối với các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hội An.

Đơn vị này có các nhiệm vụ cụ thể gồm: Quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)