Nội dung của quản lí nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 35)

Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch bảo tồn và

phát huy, phát triển di sản văn hóa.

Xây dựng chiến lược và ban hành chính sách, quy hoạch và kế hoạch bảo tồn và phát huy, phát triển di sản văn hóa được xem là một nội dung trong cơng tác quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa. Chính sách về bảo tồn di sản văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách làm thiết thực, các phương pháp quản lý hành chính và đầu tư ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho hoạt động bảo vệ di sản. Điều này có nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có quyền quyết định các chính sách chung của sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa trong cả nước, cịn các đồn thể, tổ chức xã hội và các cấp chính quyền địa phương chỉ có thể đề ra một số chủ trương, biện pháp chấp hành và bổ sung cụ thể trong phạm vi các chính sách đã có của trung ương. Ở nước ta hiện nay, chính sách về di sản cần hướng vào giải quyết mối tương quan giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, giữa bảo vệ văn hóa truyền thống với văn hóa du nhập từ nước ngồi, giữa văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Có thể nói, việc xây dựng và ban hành chính sách văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa. Song, chính sách phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Pháp luật là cơng cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước, đặc biệt trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng pháp luật đã trở thành một đòi hỏi khách quan. Tuy nhiên, để quản lý một cách có hiệu quả thì pháp luật phải được xây dựng và ban hành một cách phù hợp và chính xác mới có tác dụng điều chỉnh các hoạt động cụ thể trong bảo tồn di sản văn hóa, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này. Hiện nay, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được xác định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của quốc gia, đó là Hiến pháp: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát

triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo cơng tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa,

các cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh”. Bên cạnh đó, Chính phủ đã

ban hành Luật Di sản Văn hóa, cùng với các nghị định, thơng tư của ngành văn hóa, điều chỉnh trực tiếp hoạt động bảo tồn và phát triển di sản.

Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

bảo tồn di sản văn hóa.

Hoạt động tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa bao gồm các cơng việc: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định, cấp giấy phép... Đây là những hoạt động trên thực tế để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa theo mục đích và nhiệm vụ đã đề ra.

Trong hoạt động tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, đầu tư tài chính của Nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng. Đầu tư kinh phí cho di sản văn hóa được triển khai theo hai hướng: tạo nguồn đầu tư từ phía Nhà nước, từ các tổ chức kinh tế - xã hội và tư nhân. Đồng thời, di sản được bảo tồn cũng làm ra lợi nhuận - nguồn đầu tư kinh phí cho di sản chính bằng bản thân di sản. Theo nguyên tắc quản lý hành chính, cấp nào trực tiếp cấp phát ngân sách thì cấp đó xét duyệt chi tiêu theo đúng các quy định hiện hành: (i) Đối với ngân sách Trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp cấp phát và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc Bộ; (ii) Đối với ngân sách địa phương do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp cấp phát và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc Sở. Riêng đối với loại kinh phí cho các chương trình hỗ trợ thi cấp ủy quyền qua Sở Tài chính địa phương để cấp phát theo dõi và quyết toán. Đầu tư cho di sản với tư cách là một hoạt động sản xuất cũng cần tính tốn đến hiệu quả đầu tư. Cấp ngân sách cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa cũng cần phải kèm theo các quy tắc như bất kỳ loại hoạt động tài chính nào khác. Yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia đã được Đảng và Nhà nước đề ra.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản QLNN về di sản văn hóa. Ngồi một số văn bản đã nêu ở trên, có thể kể đến: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/9/2010; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, ngày 25/6/2014; Nghị quyết số 102/N Q-CP, ngày 31/12/2 014

của Chính phủ ,.. . quy định cụ thể và chi tiết về các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản, về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, về khen thưởng,…

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, Nhà nước đã tổ chức thực hiện, đưa các văn bản đó vào đời sống xã hội, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Thứ ba, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn

hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

Hệ thống DSVH là những di sản vô giá của nhân loại đã trải qua các biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian nên nhiều DSVH quý giá bị xuống cấp trầm trọng. Bảo vệ và phát huy giá trị là nền tảng, là động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. Đảng và nhà nước rất coi trọng việc bảo vệ các DSVH trước những tác động tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch qua việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong quá trình phát huy các giá trị của di tích, nhà nước và các tổ chức cá nhân cần thực hiện đúng các quy định tại Luật DSVH và Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Việc trùng tu di tích phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích và tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần thực hiện tốt các nội dung tại Chỉ thị số 73/CTBVHTTDL ngày 19/5/2009 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích và cơng văn số 2379/BVHTTDL-DSVH ngày 17/7/2012 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch và công bố quy hoạch khảo cổ ở địa phương; tổ chức kiểm kê và công bố danh mục kiểm kê di tích.

Các cơ quan chun mơn cần tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn về các văn bản pháp quy về DSVH cho các cán bộ văn hóa, thành viên Ban quản lý di tích tại địa phương. Đồng thời, thơng báo danh sách các di tích được chống xuống cấp bằng nguồn vốn CTMTQG, vốn địa phương, vốn xã hội hố và hướng dẫn quy trình, thủ tục lập hồ sơ tu bổ di tích. Bên cạnh đó cần chú trọng đẩy mạnh cơng tác tun truyền về bảo vệ bảo vệ DSVH thông qua hệ thống đài phát thanh cơ sở và các hình thức khác. Hiện nay, Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn

thực hiện Luật DSVH chưa quy định hoặc hướng dẫn cụ thể mơ hình chung về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động trùng tu di tích. Vì thế, mơ hình tổ chức đơn vị quản lý di tích trên tồn quốc hiện rất đa dạng, được tổ chức từ các cơ quan trung ương đến địa phương. Thể hiện ở một số bất cập sau: Tên gọi của các đơn vị chưa thống nhất; có sự chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước của phòng Quản lý di sản và Quản lý văn hóa của đơn vị quản lý di tích; có đơn vị quản lý di tích trực thuộc UBND cấp tỉnh, có đơn vị thuộc UBND cấp huyện, có nơi lại do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật DSVH đã quy định cụ thể về tổ chức thực hiện các hoạt động trùng tu di tích, từ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT&DL và các bộ ngành khác đến địa phương và các cơ quan quản lý di tích trong tất cả các cơng tác quản lý di tích song việc triển khai thực hiện cụ thể tại các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng. Nhà nước chỉ tạo khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách để nhân dân đóng vai trị then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản. Xã hội hoá, cộng đồng hoá trong lĩnh vực này là xu hướng tất yếu và cần thiết. Hãy trả lại cho cộng đồng cái gì thuộc về cộng đồng. Di sản cần được bảo tồn phát huy từ gia đình, bản làng, trường học và xã hội. Xây dựng văn hoá coi trọng di sản cho các em học sinh ngay từ lúc ấu thơ để mỗi người chúng ta chủ động đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhà nước hỗ trợ nhưng không bao cấp hay làm thay.

Bên cạnh việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thì việc tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa làm cho mọi người dân trong xã hội nhân thức rõ vai trị, giá trị của di sản văn hóa; hiểu biết, nắm bắt các quy định và thực hiện đúng pháp luật về di sản văn hóa . Tuyên truyền để nhân dân nhân thức rõ, bên cạnh những giá trị vật chất đem lại thì những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa rất quan trọng.

Những di tích tồn tại trong cuộc sống không phải là những vật vô tri; lễ hội khơng chỉ là vui chơi, giải trí mà đó là những giá trị vơ giá về tâm linh, tín ngưỡng của tổ tiên xưa; làng nghề không chỉ đơn thuần là làm ra sản phẩm đem lại thu nhập mà đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp được duy trì từ hàng trăm năm trước.

Tất cả những giá trị của di sản văn hóa là động lực để tái tạo , phục hồi nguồn lực nội sinh trong mỗi con người, giúp chúng ta học tập, lao động sáng tạo nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngồi ngành để nhanh chóng truyền tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đơng đảo nhân dân, với mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tổ chức hướng dẫn các địa phương, đơn vị đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; một số cuộc thi tìm hiểu pháp luật về di sản văn hóa cần được phát trên sóng truyền hình, truyền thanh nhằm tun truyền sâu rộng nội dung của Luật; tăng cường xuất bản các ấn phẩm về Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để gửi các địa phương,... Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở các địa phương; chỉ đạo các địa phương chủ động trong công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về bảo tồn di sản văn hóa.

Để hoạt động quản lí và bảo tồn di sản văn hóa được hoạt động hiệu quả thì một trong những giải pháp quan trọng là cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tham gia vào q trình quản lí trong lĩnh vực này. Do đó, cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn về bảo tồn di sản văn hóa là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có tâm huyết, trình độ, năng lực chun mơn. Đào tạo, đào tạo lai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về di sản văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa thơng tin; đội ngũ quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạtđộng tai các di tích; tuyển chọn, xây dựng, đào tao đội ngũ thuyết minh viên điểm tại các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ; lựa chọn các cán bộ có đủ năng lực đưa đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,

tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạtđộng quản lý di sản văn hóa đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực này . Các hoạtđộng này cần được tiến hành qua nhiều hình thức: định kỳ, thường xuyên, đột xuất hoặc khi có đơn thư tố cáo , phản ánh của người dân. Đồng thời, xử lý vi pham theo quy định của pháp luật khi phát hiện những hành vi vi pham pháp luật về di sản văn hóa, nhằm đảm bảo cơng tác quản lý di sản văn hóa đúng pháp luật và có hiệu quả.

Luật Di sản văn hóa quy định rõ nội dung, nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về VHTT thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá gồm: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá; việc thực hiện quy họach, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá; Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá; Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)