đối với mạng xã hội
1.2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
Nhà nước thống nhất việc quản lý thông tin đối với MXH như sau:
-Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và những văn bản liên quan đến thơng tin và trùn thơng, Internet trong đó bao gồm cả MXH.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thông tin và truyền thông. Trên cơ sở chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển thông tin và truyền thông, Nhà nước xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển, ứng dụng thông tin, Internet, MXH phục vụ nhu cầu thông tin trong đời sống xã hội;
-Ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách,quản lý và sử dụng thơng tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng.
- Ban hành các định mức, tiểu chuẩn về nội dung thông tin, kỹ thuật, các chuẩn mực thông tin trên môi trường Internet và MXH. Nhà nước mà đại diện là
ngành Thông tin và truyền thông thống nhất quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến ngành TT&TT;
-Xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên môn sâu cho từng lĩnh TT&TT;
-Thực hiện chức năng thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của người dùng MXH cũng như các nhà cung cấp dịch vụ MXH.
1.2.2.2. Phương pháp quản lý thông tin đối với mạng xã hội
Để thực hiện chức năng QLNN về thông tin đối với MXH, các cơ quan QLNN sử dụng một số phương quản lý như sau:
-Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và địn bẩy kinh tế như thuế, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, tín dụng... Quản lý thơng tin đối với MXH bằng phương pháp kinh tế nghĩa là thơng qua các chính sách và địn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia cung cấp và sử dụng thông tin đối với MXH. Như vậy, phương pháp kinh tế là phương pháp chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào q trình cung cấp và sử dụng thơng tin trên MXH, kết hợp hài hịa lợi ích của Nhà nước, xã hội, chủ đầu tư, và của tập thể.
- Phương pháp hành chính
Đây là phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực KT-XH. Đó là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng những quyết định hành chính và hành vi hành chính. Phương pháp này thể hiện ở hai mặt, tĩnh và động. Về mặt tĩnh, thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thơng qua việc thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa tổ chức. Về mặt động của phương pháp là sự tác động thơng qua q trình điều kiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.
-Phương pháp giáo dục
lý thông tin đối với MXH. Bởi lẽ trong hoạt động quản lý thông tin trên MXH, con người là đối tượng trung tâm, nên phải giáo dục và hướng các cá nhân tương tác theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Phương pháp này tập trung vào giáo dục thái độ, nhận thức, cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin trước những luồng thông tin tràn lan trên MXH… Khác với lĩnh vực khác, phương pháp này rất quan trọng vì bản thân người sử dụng MXH phải tự bảo vệ, sàng lọc thông tin trên MXH để đảm bảo thơng tin đó thực sự hữu ích, đồng thời khơng để bản thân bị lơi kéo, kích động bởi thơng tin trái chiều.
-Phương pháp định hướng và làm gương
Tác giả cho rằng, đây là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất để quản lý thông tin đối với mạng xã hội, quản lý bằng cách dẫn dắt, làm gương rồi kéo theo là cách thức có sự khác biệt với khái niệm quản lý lâu nay; có thể gọi đây là phương pháp quản lý mềm.
Phương pháp này hiệu quả nhưng khó thực hiện bằng cách biện pháp hành chính, địi hỏi năng lực, tầm nhìn, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông của các cá nhân/cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý.
-Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý
Để quản lý có hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung và quản lý thơng tin đối với MXH nói riêng cần vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý. Bởi thông tin đối với MXH khá đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng. Do vậy, trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu quản lý cần có sự vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý khác nhau.
1.2.2.3. Các công cụ quản lý thông tin đối với mạng xã hội
Trong hoạt động QLNN có thể sử dụng nhiều công cụ để quản lý thông tin đối với MXH, dưới đây là một số công cụ chủ yếu:
-Các quy hoạch tổng thể và chi tiết, các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành TT&TT, là ngành được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý mạng trùn thơng nói chung và mạng xã hội nói riêng.
về đầu tư của ngành và của các đơn vị cụ thể. Ngày nay, có thể nói, MXH có tác động tới mọi cá nhân, mọi ngành và tồn xã hội, vì vậy cơng tác quản lý MXH địi hỏi sự vào cuộc của tất cả mọi ngành.
- Hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật về thông tin trên môi trường Internet như Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật An tồn thơng tin mạng 2015… và những văn bản hướng dẫn thi hành luật sẽ tạo thành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để Nhà nước sử dụng để quản lý thông tin đối với MXH một cách hiệu quả.
- Các định mức và tiêu chuẩn, là những căn cứ quan trọng để các cơ quan QLNN tiến hành hoạt động quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hành vi và tương tác trên MXH là một khái niệm mở, phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người sử dụng, phong tục tập quán của cư dân.
Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chức năng quản nhà nước còn sử dụng một số biện pháp hỗ trợ trong q trình quản lý, như các chính sách và địn bẩy về kinh tế.