Các biện pháp quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 52 - 60)

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông

2.2.3. Các biện pháp quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay

tại Việt Nam hiện nay

Biện pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu mà chủ thể đã xác định vì thế hoạt động QLNN về

thơng tin đối với MXH cũng sử dụng các biện pháp quản lý cơ bản tác động vào con người/đối tượng sử dụng MXH như:

- Biện pháp hành chính, đây là phương pháp đặc thù của hoạt động QLNN

nói chung, phương pháp này được thực hiện trong QLNN về thông tin đối với MXH thơng qua các mệnh lệnh hành chính được ban hành bởi các chủ thể quản lý đối với các chủ thể thực hiện các hành vi trong lĩnh vực thông tin trùn thơng nói chung và MXH nói riêng.

Điển hình nhất trong việc sử dụng biện pháp hành chính đó là khi người sử dụng thông tin trên MXH vi phạm các quy định hoặc thực hiện các hành vi bị cấm như đã phân tích trong mục 2.2.1 nêu trên thì các cơ quan QLNN sẽ áp dụng theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi cấm trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự hoặc nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nếu bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vơ tuyến điện, ví dụ như Khoản 6 Điều 66 có quy định: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam”.

Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý theo các điều luật tương ứng với hành vi của mình, chẳng hạn như:

Điều 288, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng (hình phạt cao nhất là phạt tù bảy năm);

Điều 290, Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (hình phạt cao nhất là tù 20 năm).

Tùy vào hành vi đó cấu thành nên tội nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội đó.

Hoặc nếu hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác cịn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự.

Hoặc theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các trang thơng tin điện tử hoạt động khơng có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các MXH hoạt động khơng có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Điều 64 và 65 của Nghị định cịn có quy định trang thơng tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và MXH khơng có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ TT&TT sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

- Phương pháp tuyên truyền - giáo dục, là phương pháp tác động tới nhận

thức và tình cảm của các chủ thể thực hiện hành vi để từ đó lơi cuốn các chủ thể thực hiện các hành động thuộc đối tượng quản lý chấp hành và thực hiện những gì mà chủ thể quản lý mong muốn. Trong QLNN về thông tin đối với MXH, người sử dụng MXH là vấn đề cốt lõi để đảm bảo việc sử dụng MXH phát huy được mặt tích cực, do vậy việc sử dụng phương pháp này để tác động lên ý thức của người sử dụng MXH là hết sức cần thiết.

Hiện nay, công tác tuyên truyền - giáo dục về thơng tin trùn thơng nói chung và MXH nói riêng tập trung vào việc tuyên truyền những quy định pháp lý về quản lý thông tin đối với MXH, tuyên truyền, đấu tranh với việc lợi dụng tự do báo chí, tự do thơng tin và MXH để tuyên truyền chống phá Nhà nước, thông tin sai sự thật, tin độc, tin xấu gây ảnh hưởng đến người sử dụng MXH.

- Biện pháp kỹ thuật, là quản lý thông qua các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ

thuật, các quy trình, thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với đối tượng quản lý. Căn cứ trên các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các cơ quản quản lý sẽ ra các quyết định cho phép hoặc khơng cho các MXH hoạt động đồng thời đó cũng là

căn cứ để các cơ quan quản lý kiểm tra, đánh giá các hoạt động cung cấp dịch vụ của các MXH. Về lĩnh vực các biện pháp mạng tính kỹ thuật, thủ tục áp dụng như sau:

Thứ nhất, quản lý việc thiết lập trang TTĐT, MXH.

Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp, Giấy phép thiết lập MXH khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

b) Có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định;

c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang TTĐT tổng hợp, MXH và đáp ứng quy định;

d) Đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật theo quy định;

đ) Có biện pháp bảo đảm an tồn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định;

6. Giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp, Giấy phép thiết lập MXH có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.

Bộ TT&TT cấp phép thiết lập MXH.

Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và TTĐT - Bộ TT&TT cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngồi hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ TT&TT.

Sở TT&TT cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng do Bộ TT&TT cũng như Cục quản lý Phát thanh, Trùn hình và Thơng tin điện tử cấp phép.

hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Cơ quan cấp phép ban hành Quyết định đình chỉ Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập MXH trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau: (Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, ngày 01/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72)

a) Vi phạm quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72; b) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định này sau khi đã được cơ quan cấp phép yêu cầu khắc phục bằng văn bản.

Trình tự, thủ tục đình chỉ thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 23i Nghị định số 27.

Cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập MXH khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định hoặc hai lần bị đình chỉ giấy phép theo quy định tại khoản 11 Điều này.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TT&TT quy định lệ phí cấp phép thiết lập trang thơng tin điện tử tổng hợp, cấp phép thiết lập mạng xã hội.

Thứ hai, quy định về điều kiện về tổ chức, nhân sự đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH.

1. Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thơng tin.

a) Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thơng tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngồi có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm qùn cấp cịn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ;

b) Có bộ phận quản lý nội dung thông tin. 2. Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật.

Thứ ba, điều kiện về kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH.

1. Điều kiện về kỹ thuật.

Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp: Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;

b) Đối với mạng xã hội: Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;

c) Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;

d) Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn cơng trên mơi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an tồn thơng tin;

đ) Có phương án dự phịng bảo đảm duy trì hoạt động an tồn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

e) Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên tồn bộ các trang thơng tin điện tử, MXH do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

2. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này, hệ thống kỹ thuật thiết lập MXH phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp người sử dụng Internet dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ theo quy định tại điểm này để thể

hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;

b) Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân;

c) Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định này khi có yêu cầu từ cơ quan QLNN có thẩm quyền;

d) Thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc).

Thứ tư, điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH.

1. Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. a) Có quy trình quản lý thơng tin cơng cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;

b) Có cơ chế kiểm sốt nguồn tin, đảm bảo thơng tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thơng tin nguồn;

c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ TT&TT hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).

2. Điều kiện về quản lý thơng tin đối với MXH:

a) Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ MXH phù hợp theo các quy định và được đăng tải trên trang chủ của MXH;

b) Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ MXH bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của MXH;

c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ TT&TT hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);

sử dụng;

đ) Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thơng tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.

Ngoài những quy định về những tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật phải tuân thủ đối với việc vận hành, sử dụng các trang MXH thì các cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây là Cục An tồn thơng tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng internet, MXH để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 5 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ TT&TT đã làm việc với đại diện cấp cao của hai MXH lớn nhất thế giới là YouTube và Facebook trong việc yêu cầu họ gỡ bỏ những thông tin xấu độc tồn tại trên hai nền tảng này. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh việc cung cấp thông tin sai sự thật và các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; rà sốt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thơng tin điện tử. Tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngơn thiếu chuẩn mực trên MXH. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động MXH được Bộ TT&TT Việt Nam triển khai thường xuyên, quyết liệt. Trong trường hợp xác định được nhân thân của đối tượng cung cấp thông tin vi phạm các quy định hiện hành trên mạng xã hội, thì tùy theo tính chất mức độ, Việt Nam sẽ áp dụng hình thức xử lý phù hợp. Trường hợp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, trường hợp vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền,... Trong trường hợp không xác định được nhân thân của đối tượng vi phạm, hoặc đối tượng vi phạm ở nước ngoài, Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ MXH phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thơng tin sai phạm. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập được cơ chế phối hợp với Google và Facebook. Đây là

hai dịch vụ của nước ngồi có khá đơng người Việt Nam sử dụng.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngơn thiếu chuẩn mực trên MXH; phối hợp với lực lượng công an xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)