của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hộicủa một số quốc gia của một số quốc gia
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trên thế giới khơng có quốc gia nào quản lý Internet nói chung và MXH chặt chẽ như ở Trung Quốc. Ban đầu khi Internet xuất hiện tại Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông nhằm phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Internet nói chung và MXH nói riêng phát triển mạnh mẽ, song song với lợi ích mà nó mang lại thì cũng tạo ra những quan ngại về an ninh mạng. Điều này khiến cho các nhà quản lý của Trung Quốc lo lắng và buộc họ phải đưa ra các biện pháp cứng rắn được coi là nhất thế giới để quản lý thông tin trên Internet và MXH. Hệ thống quy định của Trung Quốc tập trung vào:
(1). Quy chế tạm thời về việc quản lý thông tin mạng máy tính kết nối quốc tế. Trong đó quy định “Khơng một đơn vị hoặc cá nhân nào được phép tự tạo ra những kết nối quốc tế trực tiếp. Tất cả những kết nối trực tiếp với Internet phải thơng qua 4 nhà cung cấp mạng chính của Trung Quốc là: ChinaNet, GBNet, CERNET và CTSNET”.
(2). Pháp lệnh về Bảo vệ an ninh của các hệ thống thơng tin máy tính, trong đó quy định việc “giám sát, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh” và “điều tra và truy tố các trường hợp phạm pháp”.
(3). Pháp lệnh quy định, trong đó định nghĩa “thơng tin độc hại” và chỉ ra 5 loại hoạt động có hại liên quan đến việc sử dụng Internet.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc xác định cấp độ quản lý Internet với 3 cấp độ:
Một là, quản lý các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Một trong
những kế hoạch quan trọng của chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc quản lý Internet đối với các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Hai là, quản lý các nhà cung cấp nội dung Internet: Bước đầu tiên, Trung
Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với các thơng tin chính trị nhạy cảm. Bước tiếp theo là ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ - đa số là các nhà cung cấp nội địa, một vài trong số đó là những doanh nghiệp có đầu tư của nước ngồi - lưu trữ những nội dung chính trị nhạy cảm. Bước thứ ba hướng đến các nhà cung cấp nội dung Internet với mục đích thương mại hoặc phi thương mại? Nếu muốn có và duy trì giấy phép hoạt động ở Trung Quốc, các nhà cung cấp nội dung Internet cần phải ngăn chặn sự xuất hiện các nội dung “nhạy cảm” liên quan đến chính trị thơng qua các phương tiện kiểm duyệt nội dung tự động hoặc được thực hiện bởi nhân viên của họ.
Ba là, quản lý thư điện tử và các MXH: Cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, các dịch vụ thư điện tử được lưu trữ trên máy chủ bên trong Trung Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành pháp về thông tin người dùng và bản sao các thông tin được liên lạc bằng thư điện tử. Điện thoại di động và các dịch vụ chat trên Internet được phép hoạt động ở Trung Quốc cũng được yêu cầu lọc các nội dung nhạy cảm về chính trị [25].
Bên cạnh đó việc quản lý nội dung thơng tin trên Internet bằng quy định pháp lý, Trung Quốc cịn có các biện pháp ngồi luật như xây dựng bức tường lửa “Great Wall Firewall”, giới cơng nghệ các nước phương tây gọi nó là “Vạn Lý Trường thành trên mạng”. Bức tường lửa này được tạo dựng bởi những bức tường lửa chuẩn trên các proxy server (máy chủ), những bức tường này ngăn
việc truy cập tới các nội dung bằng cách chặn vào địa chỉ IP Route được chỉ định.Với hệ thống này, Chính phủ Trung Quốc hồn tồn chủ động trong việc tìm kiếm và ngăn chặn các nguồn tin mà họ nghĩ rằng sẽ gieo rắc những tư tưởng không tốt cho người dân và gây ra những bất lợi cho Chính phủ.
Bên cạnh việc sử dụng Great Wall Firewall, Trung Quốc còn phát triển một dự án với tên gọi “Lá chắn”, hay Golden Shield. Dự án này là một phần của Great Wall Firewall. Golden Shield, đã được hoàn thành vào năm 2005. Khác với cơng việc chính của Great Wall Firewall là ngăn chặn, Golden Shield tập trung vào việc giám sát và kiểm duyệt người dùng. Hệ thống này được vận hành bởi Cục An ninh công cộng (PSB) và lực lượng cảnh sát Trung Quốc.
Khi những nội dung, thông tin nhạy cảm được gửi qua email hoặc đăng tải trên Internet bị phát hiện bởi Golden Shield, một vài lực lượng đặc biệt có thể được cử đến, nếu nghiêm trọng thì bị bắt giữ ngay để điều tra. Có thể nói rằng, với sự xuất hiện của Great Wall Firewall và Golden Shield Chính phủ Trung Quốc đang có trong tay một cơng cụ đắc lực để vận hành Internet và báo chí điện tử [25].
Bên cạnh đó, với lợi thế có số dân cư lớn, Nhà nước Trung Quốc đã khuyến khích MXH nội địa phát triển, khi MXH nội địa đủ lớn thì cấm các MXH quốc tế không chấp nhận quy định của pháp luật Trung Quốc.
* Kinh nghiệm của Australia
Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an ninh mạng, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; Đạo luật về thư điện tử rác; Đạo luật về viễn thơng và Đạo luật bảo mật. Trong đó, Đạo luật về tội phạm mạng cung cấp các quy định toàn diện về các tội liên quan đến Internet và máy tính như truy cập, xâm nhập máy tính trái phép, làm hỏng dữ liệu và cản trở truy cập đến máy tính, ăn cắp dữ liệu, gian lận máy tính, rình rập trên mạng, quấy rối và sở hữu các nội dung khiêu dâm và ấu dâm. Đạo luật đã đưa ra một số quyền điều tra về tội phạm hình sự nhằm bảo vệ an ninh, độ tin cậy, tính nguyên vẹn của dữ liệu máy tính và trùn thơng điện tử. Ngồi ra, đạo luật tăng cường khả
năng áp dụng những điều khoản về khám xét và thu giữ hiện có liên quan đến dữ liệu điện tử được lưu trữ.
Mới đây nhất, Luật An ninh mạng đã được thông qua. Theo các nhà lập pháp, quy định này là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một cơng cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố và đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin mạng.
Luật này cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị mã hoá của người dùng 3 cấp độ nhằm giúp các cơ quan này truy cập vào những dữ liệu bị mã hố. Ở cấp độ thứ nhất, chính qùn sẽ gửi yêu cầu về việc trợ giúp tự nguyện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tới các công ty công nghệ. Với cấp độ thứ 2, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bộ giải mã trong trường hợp họ nắm trong tay giải pháp này. Trong trường hợp thứ 3 và cũng là trường hợp nghiêm trọng nhất, Tổng chưởng lý (người đứng đầu cơ quan tư pháp liên bang) sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu các công ty công nghệ phải xây dựng một công cụ giải mã nhằm trợ giúp cho công tác thực thi pháp luật.
* Kinh nghiệm của Đức
Việc siết chặt quản lý các MXH đã được các nhà lập pháp Đức đặt ra từ nhiều năm trước. Cựu Bộ trưởng Tư pháp và nay là Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas từng thúc đẩy mạnh mẽ việc phạt tiền nặng đối với các mạng xã hội vi phạm luật pháp, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát tin tức giả mạo (Fake News).
Mùa Hè năm 2017, Quốc hội Liên bang Đức đã thông qua luật về quản lý mạng xã hội (NetzDG), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Đây là công cụ pháp lý mới nhất và mạnh nhất nhằm quản lý các hoạt động của MXH, đảm bảo mơi trường lành mạnh nhất có thể cho người dùng.
Theo luật này, những dịch vụ MXH tại Đức nếu để xảy ra tình trạng người dùng lăng mạ, gây thù ốn hay phát tán các tin tức giả mạo sẽ đối mặt với án phạt rất nặng, có thể lên đến 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.350 tỷ đồng. Đức cũng muốn dùng công cụ pháp lý này để hạn chế các loại hình tội phạm trên
mơi trường mạng xã hội, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức cực đoan, các nhóm khủng bố.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội dù khơng hài lịng nhưng vẫn buộc phải tuân thủ các quy định mới của luật NetzDG. Facebook, YouTube, Twitter..., theo đó đã đầu tư các công cụ mạnh để lọc những nội dung vi phạm, cũng như cho phép người dùng khiếu nại đồng thời tiến hành xử lý các phản hồi trong vịng 24 giờ.
Đức hiện có khoảng 38 triệu người sử dụng các mạng xã hội, trong đó Whats app chiếm tỷ lệ cao nhất với 79%, tiếp đến là Facebook với 59%, Instagram với 30%. Twitter chỉ xếp thứ 5 về mức độ phổ biến tại Đức, sau cả YouTube và Snapchat.
Theo thống kê của các nhà quản lý, có khoảng 310.000 tài khoản Facebook của người tại Đức bị ảnh hưởng trong vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica. Tính trong tồn khu vực châu Âu, khoảng 2,7 triệu tài khoản có tên trong số 87 triệu tài khoản Facebook trên thế giới bị Cambridge Analytica sử dụng trái phép các thơng tin cá nhân.
Kết quả thăm dị của tạp chí Focus hồi cuối tháng Ba cho thấy khoảng 49% người dùng ở Đức có ý định đóng tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter. Lo ngại về việc thiếu các biện pháp bảo vệ dữ liệu là một trong những ngun nhân chính khiến người dùng muốn đóng các tài khoản trên MXH.
Bên cạnh đó, EU đã thiết lập những quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2018, theo đó yêu cầu các công ty truyền thông xã hội bảo mật tốt hơn đối với các thông tin cá nhân trên mạng nếu không sẽ phải chịu phạt tối đa 4% thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Đức cho rằng những biện pháp này chưa đủ tính răn đe và nhấn mạnh cần phải có những luật định rõ ràng với các công ty truyền thông xã hội. [26]