e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hộ
đối với mạng xã hội
MXH với tính năng chia sẻ, bình luận và lan trùn thơng tin rất nhanh chóng, tiện lợi, do vậy MXH đã đang trở thành nơi hình thành các luồng dư luận lớn tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Do vậy, làm tốt công tác quản lý thông tin, định hướng dư luận trên mạng Internet nói chung và MXH nói riêng là
rất cần thiết và cấp bách, không chỉ là vấn đề đặt ra với riêng ở Việt Nam, mà còn với rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, có thể nói đây là vấn đề khá nan giải được đặt ra cho các cơ quan QLNN ở Việt Nam về TT&TT nói chung. Bởi lẽ, đối với vấn đề này hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề, nhiều bất cập như:
Một là, hiện nay như đã phân tích ở trên chúng ta đã ban hành khá nhiều
văn bản QPPL điều chỉnh và quản lý thơng tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng. Đặc biệt, năm 2018 Quốc hội đã ban hành Luật An ninh mạng, được coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động quản lý về thông tin trên môi trường mạng, trong đó bao gồm cả MXH, cùng với đó là hàng loạt các văn bản quản lý dưới luật đã được ban hành trước đó. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Luật An ninh mạng mới ban hành và có hiệu lực nên chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, cịn hệ thống các văn bản trước đó thì tồn tại nhiều hạn chế, chưa bao quát được vấn đề phức tạp như thông tin trên MXH cũng chưa theo kịp sự thay đổi liên tục của công nghệ TT&TT. Đặc biệt, hệ thống này chưa đồng bộ, thiếu các quy định cụ thể để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, địi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu công tác quản lý cũng như theo kịp sự phát triển của các phương tiện truyền thông.
Hai là, mặc dù chúng tác hiện nay đã có một hệ thống văn bản điều chỉnh
các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thơng tin trên MXH được bổ sung, hồn thiện đáng kể, cơ bản đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quản lý thông tin đối với MXH. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn chưa có tính định hướng trong việc thực hiện, sử dụng các thông tin trên MXH. Hiện nay, về cơ bản các văn bản này đều hướng đến mục đích tạo điều kiện cho việc quản lý của các cơ quan chức năng nên thường có xu hướng đặt Internet và MXH trong lối tư duy cho rằng chúng mang nhiều tác hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứ chưa thực sự nhìn thấy những lợi ích để từ đó khai thác các tính năng hữu ích, khuyến khích,
hướng dẫn những người sử dụng Internet và MXH, nhất là giới trẻ là những đối tượng dễ bị dụ dỗ, lơi kéo và chưa có nhận thức đúng đắn theo chiều hướng lành mạnh và hiệu quả. Đó là một trong những lý do dẫn đến việc khi triển khai vào thực tiễn, một số quan điểm chỉ đạo, chính sách quản lý đã gặp khơng ít khó khăn, thậm chí là khơng phù hợp và khơng khả thi. Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý.
Ba là, trong công tác công tác chỉ đạo, quản lý về thông tin đối với MXH
hiện nay còn nhiều bất cập, chỉ tập trung quản lý báo chí chính thống trong nước chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực trang mạng điện tử, trang MXH, các giải pháp quản lý chưa đồng bộ, chủ yếu thụ động xử lý hậu quả khi sự việc, tin đồn đã xảy ra, chứ chưa chủ động định hướng, cung cấp thơng tin mang tính tích cực, chính thống MXH khiến cho các tin khơng chính thống, các tin sai sự thật càng “có đất” để phát triển nở rộ. Đặc biệt trong cơng tác quản lý, nắm bắt thông tin, dẫn dắt dư luận còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò tiên phong của lực lượng báo chí, TT&TT chính thống, chưa biết tận dụng mặt tích cực của nó để định hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt, đấu tranh với cái sai, cái xấu. Có thể nhận định, cho đến thời điểm này, chúng ta đã có những biện pháp quản lý tương đối mạnh và cụ thể, tuy nhiên công tác quản lý MXH trên các phương tiện truyền thơng ở nước ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Bốn là, trong cơng tác quản lý chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ
quan chức năng. Hiện tại, việc xác định và xử lý công khai nội dung sai phạm chủ yếu do Bộ TT&TT chủ trì trong đó chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa cụ thể về hành vi sai phạm của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cũng chưa có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Tình trạng này tất yếu dẫn đến việc nhà quản lý có thể đưa ra một số quyết định mang tính chủ quan, áp đặt, và trong tình hình đó, nhiều trường hợp đã bị lợi dụng kích động với những thơng tin nhạy cảm về chính trị, đối ngoại mà dư luận quốc tế
đang quan tâm gây khó khăn cho việc tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và tạo ra áp lực lớn cho các cơ quan chức năng. Vì vậy, trong cơng tác thực thi, các đơn vị quản lý vấp phải khó khăn khi quyết định hình thức xử lý, thậm chí nhiều trường hợp khơng dám cơng khai biện pháp xử lý do có yếu tố nhạy cảm. Hệ quả là nhiều biện pháp xử lý chưa đủ tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm cũng như nhóm đối tượng có nguy cơ vi phạm.
Năm là, do tính chất khơng biên giới của MXH, đặc biệt là những mạng do
doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, hoạt động khơng có giấy phép (vì khơng lập văn phịng đại diện tại Việt Nam), việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam rất hạn chế. Cũng chính vì tính chất khơng biên giới này mà việc áp dụng chính sách, pháp luật quản lý về thơng tin đối với MXH của chúng ta khá khó khăn. Chẳng hạn, một hành vi trên MXH có thể vi phạm pháp luật ở nước này nhưng rất có thể lại được coi là hợp pháp ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ những thông tin sai trái trên mơi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở một quốc gia nhất định mà thôi. Đồng thời, hiện nay, do các MXH nước ngồi khơng đặt trụ sở, văn phòng ở Việt Nam do vậy, việc yêu cầu các mạng này gỡ bỏ những thơng tin bịa đặt, thơng tin gây hại rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào các mạng này.
Sáu là, là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm tuy đã được tăng cường nhưng năng lực của bộ máy thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế. Chúng ta còn rất thiếu về số lượng thanh tra chuyên ngành; năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn chặn thông tin sai phạm từ các máy chủ đặt tại nước ngồi cịn nhiều bất cập, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu quả răn đe cần thiết. Do vậy, MXH trở thành môi trường thuận lợi để thông tin xấu độc, gây hại, những phát ngôn thù ghét phát triển, lan tỏa; mức độ tác động đến xã hội ngày càng nghiêm trọng. Nhiều thơng tin khơng chính thống trên MXH đã làm nhiễu
loạn, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chỉ đạo, điều hành.
Tiểu kết Chương 2
Tại Việt Nam, các MXH đang trở thành một kênh thông tin thiết yếu của người dân. Với độ mở cao, thông tin trên các MXH có sức lan truyền rất nhanh và diện bao phủ cũng vơ cùng rộng lớn. Chính vì vậy, cần có sự nhận diện đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này, trong công tác QLNN cần chỉ ra được những hạn chế, bất cập những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như tận dụng được những mặt tích cực của MXH phục vụ cho sự phát triển KT- XH của đất nước.
Phương thức quản lý thơng tin trên MXH khơng hồn tồn giống với đối tượng QLNN truyền thông khác, việc nhận diện được vấn đề trong công tác quản lý sẽ là cơ sở để định hướng và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả.
Chương 3