Song song với những MXH lớn của thế giới như đã trình bày ở phần trên thì tại Việt Nam cũngcó sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt MXH thuần Việt như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, Clip.vn. Yume, Tamtay.vn, Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn, Zalo, Zing Me, Tinh tế… Một số MXH vẫn tồn tại và phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục là một cơng cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thơng tin quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Ở Việt Nam mỗi năm xuất hiện rất nhiều các trang MXH được cấp phép hoạt động, tính đến nay đã có hơn 360 MXH. Tuy nhiên, khơng phải mạng “nội địa” nào cũng được đón nhận và có số lượng người dùng đông đảo. Phần lớn MXH đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam là những mạng lớn đang được sử dụng trên thế giới như Facebook, Youtube, Google, Messenger, Instagram… Trong đó, đặc điểm sử dụng MXH ở nước ta tập trung vào một số điểm như:
tuổi đến 40 tuổi. Nhóm đối tượng này lại gồm 2 thành phần chủ yếu là học sinh, sinh viên và người đang đi làm. Nhìn chung họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet ngay khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, nhanh nhạy trong việc tiếp thu được những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì thời gian truy cập mạng trung bình của các nhóm đối tượng trong một ngày là khoảng 3,7 giờ. Đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, thời gian truy cập mạng của các đối tượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khơng gian, tính chất cơng việc, mục đích truy cập... Facebook là trang MXH có số người sử dụng nhiều nhất, tiếp theo Facebook, Zingme vốn là một MXH kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video... trong thời gian gần đây, Zalo là trang mạng xã hội đang được người dùng chú ý, trong đó có cả một số cơ quan nhà nước đang ứng dụng để truyền tải thông tin cho hoạt động điều hành công tác hàng ngày.
Về động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng MXH khá khác nhau, tuy nhiên tập trung nhiều vào các nội dung như: nhu cầu chia sẻ thơng tin; liên lạc và giao tiếp; giải trí, thương mại và trao đổi. Trong đó nhu cầu thơng tin được coi là một nhu cầu khá lớn nhưng cũng là nhu cầu đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý như:
Cần chặn thông tin độc hại, thông tin xấu, tin giả. Theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng MXH tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tơn giáo
(15,09%) [6].
Bên cạnh đó, dưới sự phát triển của CNTT và sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của thơng tin trên mạng Internet, vấn đề về an tồn, an ninh mạng đang ngày càng gặp nhiều thách thức. Do các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng
và diễn biễn phức tạp. Một vấn đề hiện nay của an tồn bảo mật thơng tin là các lỗ hổng từ các hệ thống phần mềm và phần cứng. Ví dụ, dịch vụ MXH LinkIn đang phải đối mặt với các tấn cơng thơng qua E-mail và tính năng InMail. Hay qua tính năng ViewAs của dịch vụ MXH Facebook đã khiến hơn 50 triệu tài khoản bị tấn công. Kiểu tấn công qua MXH như thế này không phải là mới nhưng rất khó ngăn chặn. Bên cạnh đó, các hệ thống phần cứng cũng gặp các lỗi dựa trên tính năng Bluetooth của các hệ điều hành Android, Windows và Linux. Các thơng tin hay mã độc có thể bị đánh cắp hay phát tán mà người dùng không thể can thiệp được.
Trước những thực tế trên, địi hỏi nước ta phải có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng.