Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 30 - 34)

Với sự bùng nổ của CNTT, mạng Internet nói chung và MXH nói riêng ngày càng có tác động sâu sắc đến xã hội, với xu hướng ảnh hưởng ngày càng tăng. MXH và CNTT đang từng bước thay đổi cách thức tương tác, giao tiếp; thay đổi phương thức tiếp nhận và xử lý thơng tin… từ đó ảnh hưởng đến quyết định của mỗi cá nhân, tổ chức.

Sự cần thiết phải QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ 2 lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trị của MXH nói chung và thơng tin trên MXH nói riêng.

Trong bối cảnh bùng nổ thơng tin trực tuyến và Internet như ngày này, chúng ta khơng thể phủ nhận những lợi ích của MXH mang đến cho mỗi cá nhân cũng như tồn xã hội. Lợi ích này đã khiến cho trong một thời gian rất ngắn, chỉ hơn 2 thập kỷ đã có tới ½ lượt dân số trên thế giới sử dụng MXH, trong đó uớc

tính Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng. Tiếp theo là YouTube và WhatsApp khi cùng có 1,5 tỷ người dùng. Đứng thứ 3 là Messenger với khoảng 1,3 tỷ người dùng [12]. Đáng chú ý là WhatsApp và Messenger là các ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook, là một công cụ thuận tiện, dễ dàng giới thiệu bản thân mình với mọi người, qua đó, giúp người sử dụng tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, họ cịn tiếp nhận thơng tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng giúp hồn thiện bản thân. MXH cịn là môi trường kinh doanh vô cùng lý tưởng để quảng cáo sản phẩm, giúp người kinh doanh có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng với chi phí thấp hơn kinh doanh truyền thống. Đây là điều mà bất kỳ kênh truyền thông nào cũng mơ ước và chưa từng có kênh trùn thơng nào đạt được con số người dùng như trên. Do vậy, có thể khẳng định vai trò thống lĩnh của MXH trong TT&TT ngày nay. Chúng ta cũng có thể thấy rằng với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, MXH ở nước ta đã, đang và sẽ mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là:

- MXH là cách thức truyền tin nhanh và đồng thời đến mọi nơi có Internet:

Quản lý và sử dụng tốt MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ. MXH đã được một số cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thơng tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng Chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH.

- MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người: MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến

thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua MXH giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho cơng việc và cuộc sống của mình. Đồng thời có thể học hỏi được nhiều kiến thức phổ biến trên MXH mà khơng mất chi phí, góp phần giảm chi phí xã hội trong giáo dục và đào tạo.

- MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng: Văn

hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Nhờ MXH mà nhiều hoạt kinh doanh khởi nghiệp của giới trẻ đã thành công, mang lại nhiều động lực cho phát triển cộng đồng.

-MXH góp phần thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook,

Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy mọi người xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc u chuộng hịa bình, tơn trọng cơng lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, MXH, thơng tin trên MXH nói chung cũng hàm chứa nhiều tiêu cực như:

-MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng: Trong những năm qua, các thế lực thù địch,

phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn tài khoản MXH vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường để chống phá Nhà nước, chống phá chế độ...

- MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước: Trong số khoảng 48

triệu người dân Việt Nam sử dụng MXH, có khơng ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thơng tin về cuộc sống, cơng việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về cơng tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ

lộ lọt bí mật Nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên Internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn đàn xun tạc, nói xấu chính qùn. MXH cũng là công cụ thường được tin tặc sử dụng để lan truyền virut máy tính.

-MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa: MXH phát triển làm

gia tăng nguy cơ xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dịng chảy của những tác động văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Điều này tạo nên những tiêu cực trong cộng đồng khi mà khơng ít những người sử dụng MXH thiếu khả năng phân tích và nhận định thơng tin.

-MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về

hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để bán hàng, kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thơng tin cá nhân, nhất là những thơng tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng cịn sử dụng MXH làm cơng cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác.

Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế trong QLNN về thông tin đối với

MXH. Với những bất cập như đã nêu ở trên, tác động tiêu cực đến rất nhiều hoạt

động trong đời sống KT-XH, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, do MXH phát triển quá nhanh trong khi đó hoạt động QLNN về thơng tin trên MXH cịn chưa thực sự có hiệu quả, chưa bắt kịp sự phát triển của MXH. Chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với những thông tin giả, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ, lơi kéo, tập hợp lực lượng, kích động, dẫn dắt, điều hành các hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ, thực hiện âm mưu “diễn biến hịa

bình” tại Việt Nam. Đồng thời với tính chất lan trùn thơng tin rất nhanh nhưng không phải thông tin nào trên MXH cũng đủ tin cậy, trong khi đó người sử dụng MXH ở nước ta cịn nhiều hạn chế về nhận thức nên dễ bị lợi dụng, kích động. Do vậy, vấn đề đặt ra là đi đôi với việc chấp nhận và phát triển MXH cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để MXH thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)