Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 70 - 73)

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông

3.1.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hộ

với mạng xã hội

Nguyên tắc là các quy tắc xử sự do chủ thể đặt ra và yêu cầu phải thực thi trong suốt quá trình hoạt động nhằm đạt hiệuquả hoạt động đó. Theo đó, nguyên tắc có các đặc trưng nổi bật: (1).Tính khách quan; (2).Tính bắt buộc; (3).Tính hướng đích. Trong hoạt động quản lý thì nguyên tắc đề xuất các giải pháp QLNN đối với thông tin đối với MXH là nhân tố đặc biệt quan trọng. Đây là cơ sở nền tảng có vai trị chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức thực hiện các giải pháp QLNN về thông tin đối với MXH. Các nguyên tắc này được đề xuất trên cơ sở thực tiễn QLNN về thông tin đối với MXH để tạo lập các nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhất, đồng thời căn cứ trên tình hình thực tiễn về công tác QLNN về thông tin đối với MXH ở nước ta hiện nay, đặc biệt là những bất cập, tồn tại trong công tác này, tác giả đề xuất một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình đề ra các giải pháp QLNN đối với thông tin đối với MXH sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính chính trị - pháp lý.

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đề xuất các giải pháp QLNN đối với thông tin đối với MXH phải xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành thông tin trùn thơng... Khẳng định vai trị quan trọng của MXH nói chung và thơng tin đối với MXH nói riêng.

Quản lý và đảm bảo thông tin đối với MXH phát huy được tính tích cực, hạn chế những thơng tin tiêu cực trên MXH nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính qùn và cả hệ thống chính trị, coi đó là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành Thơng tin trùn thơng giữ vai trị chính trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện. Nhà nước thống nhất chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thống nhất quản lý hoạt động này, tạo cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và phát triển thông tin truyền thông và MXH.

Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống địi hỏi các giải pháp quản lý phải tác động đồng thời với các thành phần khác trong quá trình quản lý để tạo nên sự phát triển cũng như khai thác đầy đủ mặt tích cực của MXH nói chung. Đồng thời, các giải pháp được đưa ra phải tạo thành một hệ thống, hỗ trợ mật thiết lẫn nhau, thế mạnh của giải pháp này hỗ trợ cho điểm yếu của thế mạnh thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể thống nhất tác động đồng bộ đến q trình quản lý thơng tin đối với MXH phù hợp với mục tiêu phát triển thông tin truyền thông cũng như sự phát triển KT-XH.

Để đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này, các giải pháp đưa ra phải có tính tuần tự, thứ bậc trước sau nhằm phát huy được thế mạnh của tất cả các giải pháp. Phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của q trình quản lý thơng tin đối với MXH, các giải pháp không được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Thứ ba, đảm bảo tính thực tiễn.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi các giải pháp QLNN về thông tin đối với MXH được đề xuất phải đảm bảo ba yêu cầu:

Thứ nhất, phải phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động thơng tin trùn

thơng nói chung và thơng tin trên MXH nói riêng trong bối cảnh có sự bùng nổ về thông tin trên môi trường Internet.

Thứ hai, phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của

đất nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa. Bởi điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển ngành thông tin truyền thông sẽ đặt ra yêu cầu cụ thể và chi phối trực tiếp mục tiêu phát triển thơng tin trùn thơng, trong đó có thơng tin trên MXH. Vì vậy, các giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện nêu trên thì mới có thể tận dụng

tối đa sự hỗ trợ của các điều kiện đó để áp dụng được biện pháp vào thực tiễn.

Thứ ba, phải phát huy được những thành công của các biện pháp QLNN về

thông tin đối với MXH đang được các cơ quan chức năng áp dụng, đồng thời hạn chế và khắc phục được những mặt cịn yếu kém nhanh chóng quản lý, kiểm sốt được mặt tiêu cực của thông tin đối với MXH.

Để thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc này trong mỗi một giải pháp QLNN đối với thông tin đối với MXH phải được thực hiện căn cứ trên việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với thông tin đối với MXH làm cơ sở đưa ra giải pháp. Đồng thời, cần chỉ ra mục tiêu hay cơ sở khoa học của các giải pháp, nội dung cụ thể và cách thức tiến hành để các đơn vị, các bộ phận, các trường có thể hiểu và căn cứ trên điều kiện thực tiễn của đơn vị mình để thực hiện.

Thứ tư, đảm bảo tính kế thừa.

Các giải pháp QLNN đối với thơng tin đối với MXH phải đảm bảo tính kế thừa, chọn lọc những nội dung, biên pháp đã được thực hiện trên thực tế đã mạng lại hiệu quả đồng thời kết hợp với những giải pháp, nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Mặt khác, nội dung của các giải pháp có thể có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hoá lại các ý tưởng sáng tạo, các kinh nghiệm đã được thực hiện tại quốc gia khác, các địa phương khác nhau, các ngành khác nhau.

Thứ năm, đảm bảo tính hiệu quả.

Tính hiệu quả là một yêu cầu tất yếu trong mọi hoạt động quản lý nói chung, trong đó có hoạt động QLNN về thông tin đối với MXH. Đây là một u cầu, một ngun tắc ln ln được tính đến trong từng hoạt động, từng bước đi của hoạt động quản lý. Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra bất kỳ một biện pháp, hoạt động nào đều phải tính đến hiệu quả nghĩa là các giải pháp ngồi đảm bảo tính khả thi, hệ thống, kế thừa có chọn lọc cịn phải mang đến hiệu quả tốt nhất, cao nhất với chi phí, cơng sức ở mức thấp nhất có thể.

Để đảm bảo tính hiệu quả, các giải pháp đề xuất phải hướng tới việc giải quyết tốt những khó khăn, tồn tại của việc quản lý thông tin đối với MXH hiện

nay, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả MXH cũng như thông tin đối với MXH cho mục tiêu phát triển KT-XH.

Thứ sáu, đảm bảo tính khoa học.

Đảm bảo tính khoa học cũng có nghĩa là các giải pháp được đưa ra phải toàn diện hướng vào việc đạt được mục tiêu của công tác QLNN đối với thông tin trên MXH trên tất cả các mặt: về số lượng, về cơ cấu và về chất lượng. Để đạt được yêu cầu này, các biện pháp quản lý phải được căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về Khoa học quản lý, CNTT, TT&TT cũng như những kinh nghiệm đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn trên thực tiễn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình quản lý, phù hợp với các đối tượng quản lý và các quy luật của quản lý TT&TT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)