Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nội dung thường xuyên trong hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Nhu cầu của

đào tạo cán bộ, công chức cấp xã đến từ hai vấn đề. Thứ nhất, thế hệ cán bộ, công

chức cấp xã được tuyển dụng ở những giai đoạn lịch sử trước đây chưa qua đào tạo về mặt chuyên môn, nay vẫn còn công tác cần thiết phải được đào tạo mới để đáp

ứng tiêu chuẩn về bằng cấp và tiếp cận hệ thống tri thức hiện đại. Thứ hai, thế hệ

cán bộ, công chức cấp xã được tuyển dụng sau khi đã được đào tạo chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng xuất hiện hai nhu cầu đào tạo gồm: nhu cầu đào tạo lại do chuyên ngành được đào tạo đại học không hoàn toàn trùng lặp với vị trí công việc (do vị trí công việc không trùng lắp với bất kỳ mã ngành đào tạo nào). Điều này khiến cho cán bộ, công chức thiếu một số kiến thức và kỹ năng nhất định đối với hoạt động quản lý thực tiễn; nhu cầu đào tạo lại do kết quả đào tạo nghề nghiệp chính quy chủ yếu thiên về lý luận hàn lâm, thiếu kỹ tư duy và năng thực tiễn. Do đó, cán bộ, công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng phải tiến hành đào tạo tiền công vụ lại để bổ sung kiến thức và kỹ năng.

Đối với bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, điểm khác biệt lớn nhất với đào tạo là ở chỗ, bồi dưỡng được thực hiện trên cơ sở nền tảng kiến thức đã có, được bồi đắp thêm để nâng cao khả năng nhận thức và trình độ. Trong khi đó, đào tạo là việc tạo lập kiến thức và kỹ năng mới. Hoạt động bồi dưỡng có thể được thực hiện nhằm: Đầu tiên, cập nhật kiến thức pháp lý và kỹ năng quản lý khi có những sự thay đổi về quy định pháp luật hoặc ứng dụng phương tiện, kỹ thuật vào hoạt động quản lý. Ví dụ: bồi dưỡng cập nhật kiến thức về Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và viên chức năm 2019; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý tư

pháp – hộ tịch. Thứ hai, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện các kỹ năng giải quyết công việc cho cán bộ, công chức cấp xã. Ví dụ: bồi dưỡng kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo; bồi dưỡng kỹ năng hoà giải cơ sở…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)