QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
3.1.4. Quản lý nhà nước về cán bộ, công chứccấp xã phải phù hợp với đặc điểm vùng miền, giữa đô thị, nông thôn
điểm vùng miền, giữa đô thị, nông thôn
Mỗi địa bàn quản lý có những đặc trưng thực tiễn khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện rõ cả ở gốc độ giữa các vùng, miền địa lý khác nhau và giữa cùng vùng miền địa lý nhưng khác nhau về trình độ phát triển xã hội (nông thôn và thành thị).
Sự khác nhau này được thể hiện ở các nội dung như:
- Sự khác biệt về đặc trưng xã hội. Đây là sự khác biệt có tính lịch sử. Các
giá trịnh như văn hoá, đạo đức, tập quán, truyền thống… được hình thành gắn liền với từng cộng đồng dân cư trong cả quá trình phát triển. Mỗi cộng đồng tuý vào lịch sử và thế giới quan của mình đã có những đặc trưng về những vấn đề xã hội này khác với những cộng đồng khác. Ngày nay và cả trong tương lai, mặc dù xã hội được điều chỉnh ngày càng chặt chẽ và rộng rãi hơn bởi luật pháp, thì các giá trị xã
hội này vẫn tồn tại và tác động không ngừng vào sự vận hành của các quan hệ xã hội nói chung. Ở nhiều nơi và nhiều thời điểm, thậm chí các giá trị đó mạnh mẽ hơn luật pháp và chính sách. Vì vậy, nếu bỏ qua sự nghiên cứu đặc trưng văn hoá của cộng đồng trước khi áp dụng các chính sách và thực hiện pháp luật thay đổi các quan hệ xã hội trong cộng đồng đó, khả năng thành công là rất thấp.
- Sự khác biệt về trình độ kinh tế. Trình độ kinh tế là sự phát triển về mặt kinh tế của các địa phương. Tuỳ thuộc vào chính sách phát triển, hiệu quả thực thi và nguồn lực mà mỗi địa phương có một quy mô và giá trị kinh tế khác nhau. Khu vực nông thôn chắc chắn sẽ có quy mô kinh tế và giá trị kinh tế thấp hơn thành thị. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, xã hội ôn hoà chắc chắn sẽ có nền kinh tế vững mạnh hơn những đia phương nhiều thiên tai và xã hội bất ổn. Sự khác biệt về kinh tế của các địa phương cũng giống như sự khác biệt về kinh tế giữa những con người người nhau. Nó là một tất yếu, một kết quả của rất nhiều yếu tố. Do đó, sẽ không bao giờ tồn tại tráng thái cân bằng nhau. Sự khác biệt về trình độ kinh tế kéo theo sự khác biệt về nội dung và quy mô của nhu cầu và cũng là sự khác biệt của nguồn lực. Các chính sách, pháp luật khi ban hành và thực hiện đều phải cân đối kỹ lưỡng những vấn đề này để thúc đẩy phát triển. Nếu ngược lại, chính chính sách và pháp luật sẽ trở thành tác nhân cản trở.
- Sự khác biệt về dân trí. Sự khác biệt về dân trí có mối liên quan mật thiết bởi khác biệt xã hội và kinh tế. Thực tế chung cho thấy, những địa phương có sự phát triển cao của các vấn đề xã hội và kinh tế luôn có trình độ dân trí cao và ngược lại. Trình độ dân trí khác nhau cũng làm nảy sinh sự khác biệt trong tư duy xã hội khác nhau về cùng một vấn đề. Chính vì vậy, chính sách và pháp luật khi ban hành cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này để có những lựa chọn phù hợp về nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề cần điều chỉnh.
Cả ba sự khác biệt này giữa các địa phương đều cần phải được nhìn nhận và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xây dựng và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã, để đảm bảo được tính hợp lý của các giải pháp.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã