Quản lý nhà nước về cán bộ, công chứccấp xã đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa nhà nước, xã hội và công dân với lợi ích của đội ngũ cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 61 - 62)

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.1.3. Quản lý nhà nước về cán bộ, công chứccấp xã đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa nhà nước, xã hội và công dân với lợi ích của đội ngũ cán bộ, công

lợi ích giữa nhà nước, xã hội và công dân với lợi ích của đội ngũ cán bộ, công chức

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, cũng cần phải thống nhất rằng quá trình cải cách phải thực hiện theo một trình tự, lộ trình vững chắc, trong đó phải có sự hài hoà lợi ích giữa nhà nước, xã hội và công dân với lợi ích của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều này có nghĩa là việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã không phải thực hiện bằng mọi giá, chấp nhận hi sinh những lợi ích phụ thuộc để đạt được đến mục đích cuối cùng.

Lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân trong quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã là sự thoả mãn về nhu cầu có được sự phục vụ của lực lượng cán bộ, công chức cơ sở vừa có chuyên môn, nghiệp vụ sâu, vừa làm chủ và liên tục thích ứng với công nghệ, kỹ thuật nhưng cũng đảm bảo được những giá trị về đạo đức công vụ. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã.

Lợi ích của cán bộ, công chức cấp xã là việc hưởng lợi từ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã và những chế độ đãi

ngộ, lương thưởng sau quá trình áp dụng các giải pháp đó. Cụ thể, sự thoả mãn về nhu cầu học tập, nâng cao thể lực, tâm lực khác của cán bộ, công chức; sự gia tăng về thu nhập; sự phù hợp về trang bị và đòi hỏi mức độ cải cách, áp dụng công nghệ phải phù hợp với trình độ nhận thức và hạnh vi của cán bộ, công chức cấp xã.

Hài hoà giữa hai nhóm lợi ích này là việc phải biết cân đối thoả mãn các đòi hỏi của xã hội về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Song cũng phải đảm bảo phù hợp với khả năng cung cấp và các lợi ích vật chất và tinh thần mà cán bộ, công chức cấp xã có được cho việc thoả mãn dịch đòi hỏi về chất lượng phục vụ đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không thể vì để đảm bảo lợi ích của người dân về việc nhanh chóng ứng dụng công nghệ để rút ngắn thủ tục hành chính mà mà bắt buộc những cán bộ, công chức cấp xã không được đào tạo chính quy về chuyên môn lập trình phải viết ra các phần mềm cải tiến thủ tục hành chính trực tuyến. Hay không thể vì lợi ích của nhà nước là tinh giản biên chế, qua đó giảm thiểu được sự chi trả của ngân sách nhà nước mà bắt một công chức cấp xã phải gánh hai chức danh. Mọi giải pháp đều phải tính đến lợi ích của đôi bên, phải cân bằng giữa nhu cầu với nguồn lực, giữa trách nhiệm với giá trị thụ hưởng. Như vậy, quá trình cải cách mới bền vững và hiệu quả được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 61 - 62)