Tổ chức bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 33)

Tổ chức bộ máy nhà nước là hình thái sắp xếp cấu trúc các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước có tính lịch sử, thay đổi theo từng thời kỳ, do đó tất yếu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

nhân sự công tất yếu sẽ dẫn tới sự đa dạng hoá về thẩm quyền quản lý nhà nước của các chủ thể. Khi đó, vấn đề quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã sẽ là vấn đề quản lý của rất nhiều cơ quan ở những cấp bậc khác nhau. Điều này xuất phát từ đặc điểm xã là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của nhiều chủ thể quản lý sẽ đặt ra vấn đề về quy trình quản lý và mối quan hệ của các chủ thể trong hoạt động quản lý này. Nói cách khác, sự đa dạng này sẽ dẫn đến một nguy cơ chồng chéo, mâu thuẫn thẩm quyền lớn hơn. Khi đó, hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức sẽ ở quy mô lớn hơn và rắc rối hơn.

Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, có khoa học với sự phân công công tác quản lý rạch ròi, hợp lý sẽ đảm bảo có ít hơn sự hiện diện của các chủ thể quản lý. Các chủ thể này vì thế sẽ dễ dàng phân công nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ một cách thông suốt thông qua cơ chế phân công đơn giản này.

Kết luận Chương 1

Qua nghiên cứu lý thuyết có thể thấy, quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã là một nội dung trong quản lý nhà nước về nhân sự bộ máy nhà nước. Hoạt động này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì trật tự trong việc tuyển dụng, sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vì cấp xã là một cấp đặc thù trong cả quy định pháp lý lẫn thực tiễn, do đó, hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức của cấp này cũng có nhiều đặc trưng và chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính địa phương. Nội dung quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã tương đối lớn với 06 vấn đề gồm: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; (2) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ; (3) Tuyển dụng, và bố trí, sắp xếp đội ngũ; (4) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; (5) Đánh giá, xếp loại, khen thưởng đội ngũ; (6) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định. Các nội dung này vừa được thực hiện theo trình tự, có sự kế thừa lẫn nhau, nhưng cũng đan xen, xuyên suốt để đảm bảo các mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 33)