Đặc điểm kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 36)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hộ

Thứ nhất, ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên. Quảng Nam nằm ở miền Trung

của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh865 km về phía Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 02 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện (Bắc Trà My, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước, Đại Lộc, Điện Bàn, Đông Giang, Nông Sơn). Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số xấp xỉ 1.5 triệu người. Với con số này, hiện nay Quảng Nam đứng thứ 6/63 về diện tích và 19/63 về dân số

của Việt Nam [40]. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng đơn vị hành chính cơ sở

của tỉnh Quảng Nam nhiều hơn các tỉnh khác, vì căn cứ theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên đều có ưu thế để xác lập chính đơn vị hành chính cấp xã. Việc số lượng đơn vị hành chính cơ sở lớn trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô công tác quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã lớn kéo theo tổng số cán bộ, công chức lớn. Việc triển khai các nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng gia tăng áp lực hơn ở những địa phương có quy mô dân số và diện tích tự nhiên nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với

nhiều ngọn cao trên 2.000m. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang. Việc sở hữu địa hình này khiến cho xuất hiện hai cản lực tự nhiên lớn: (1) một số địa phương cách xa trung tâm tỉnh lỵ với hệ thống giao thông hạn chế khiến cho việc thường xuyên tiếp cận địa bàn quản lý không thể thực hiện trực tiếp một cách thường xuyên. (2) điều kiện tự nhiên của Quảng Nam hội tụ đủ các đặc trung của biểu đồ thiên tai miền trung với bao gồm: bão; lũ; sạt lở đất và động đất. Các loại hình thiên tai này diễn biến thường niên và có cường độ lớn, do đó một số địa phương vốn bị cách trở bởi địa hình, có thể rơi vào tình trạng bị cô lập khi xảy ra thiên tai. Hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã vì thế thường xuyên bị gián đoạn và số lượng đối tượng quản lý cũng có sự biến động nhất định.

Thứ hai, điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam đã có những bước phát triển rất lớn về mặt tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng quy mô kinh tế này của tỉnh Quảng Nam là một sự đột biến nhờ vào lượng đóng góp của các nhà máy, khu công nghiệp được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động. Năm 2018, Quảng Nam là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 17 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 17 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 27 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.501.100 người dân, GRDP đạt 91.677 tỉ Đồng (tương ứng với 3,9816 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,07 triệu đồng (tương

ứng với 2.632 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,11% [40]. Những thành tựu

kinh tế này cũng có tác động rất tích cực đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn nói riêng. Có thể viện dẫn sự tác động này bằng hai ví dụ sau:

- Sự tác động này thể hiện ở chỗ, với quy mô kinh tế ngày càng gia tăng, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức quản lý nhà nước cũng không ngừng gia tăng. Trong đó bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã. Sự gia tăng này chính là một thay đổi lớn trong các nội dung quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã.

- Bên cạnh đó, nguồn ngân sách lớn hơn cũng tạo điều kiện cho việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã có nhiều nguồn giải ngân hơn. Điều này được chứng minh bằng sự gia tăng thường xuyên với tỷ trọng lớn các khoá đào tạo, bồi dưỡng được mở và số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo trong ngân sách. Đây là tác động tích cực đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều kiện kinh tế tăng trưởng tốt cũng góp phần gia tăng nguồn đầu tư công cho việc trang bị thiết bị công nghệ cho hoạt động quản lý nhà nước về các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Kết quả xếp loại của PAPI về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin- Truyền thông (ICT INDEX) năm 2019 của tỉnh đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố,

tăng 23 bậc so với năm 2018 [39]. Điều này đồng nghĩa với việc cơ sở vật chất đã

được từng bước đầu tư để hướng tới đồng bộ. Kỹ năng vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý cán bộ, công chức cấp xã nâng cao. Điều này tác động tích cực đối với hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ ba, những vấn đề xã hội. Tình hình xã hội của tỉnh Quảng Nam có ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Những vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này tại tỉnh Quảng Nam bao gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học được chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng; tăng tỷ lệ ứng dụng gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Triển khai kế hoạch kiểm tra đo lường, chất lượng, nhãn hàng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức tập huấn chuyển đổi từ ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 cho các cơ quan hành chính của tỉnh. Sự chuyển biến này tác động đến nhận thức và kỹ năng của cán bộ, công chức trong hoạt động chuyên môn của mình, bao gồm cả nghiệp vụ quản lý nhà nước về cán bộ, công chức.

Sóng thông tin di động đã phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đường truyền cáp quang 97% số xã; toàn tỉnh hiện có khoảng 1,2 triệu thuê bao điện thoại, 170.000 thuê bao internet, mật độ điện thoại trên toàn tỉnh là 73,8 máy/100 dân, mật độ thuê bao internet là 9,93 thuê bao/100 dân. Điều này tạo điều kiện kiến tạo điều kiện và môi trường cho người dân tham gia vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 36)