Quản lý nhà nước về cán bộ, công chứccấp xã phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 61)

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.1.1. Quản lý nhà nước về cán bộ, công chứccấp xã phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ

lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng tiên phong lãnh đạo đất nước. Địa vị pháp lý của Đảng đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Đảng đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo toàn diện các hoạt động xã hội, bao gồm cả hoạt động quản lý nhà nước. Trong đó công tác cán bộ là một trong những trọng tâm, có giá trị quyết định đến lộ trình của quá trình quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ phải đảm bảo dưới những khía cạnh thực tiễn sau:

- Đảm bảo thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về xây dựng Đảng, như: quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ, công chức cấp xã; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, giữa đức và tài, giữa kế thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân và tập thể; giữa phân cấp, phân quyền và kiểm tra, giám sát, kiểm soát để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong Đảng và trong hệ thống chính trị.

- Đảm bảo tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, công chức cấp xã để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, công chức cấp xã, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp...

- Đảm bảo tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sở trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

- Đảm bảo duy trì trạng thái kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, gây mất đoàn kết trong Đảng. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Đấu tranh có hiệu quả với với âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Đảm bảo luôn đổi mới mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chon những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.

3.1.2. Quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã phải hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chính quy, hiện đại tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chính quy, hiện đại

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Trong đó, phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cả quá trình phát triển chung của đất nước.

Quản lý nhà nước trong tình hình mới đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện để thích ứng với nhu cầu và nhịp phát triển của xã hội. Sự đổi mới đó bao gồm thay đổi về thể chế theo hướng đơn giản hơn, đồng bộ hơn; thay đổi về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hơn và tỷ lệ số hoá lớn hơn; thay đổi về đầu tư công theo hướng hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn; thay đổi cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn hơn và chuyên nghiệp hơn và trọng tâm là thay đổi về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, tinh giản và chính quy, hiện đại. Sự

thay đổi này phải thực hiện đồng bộ, song phải cần lấy con người làm trọng tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại của cả quá trình cải cách.

Xác định rõ quan điểm lấy mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chính quy, hiện đại chính là xác định đích đến cho việc xây dựng các giải pháp. Mục tiêu này không còn chỉ cho thấy, các giải pháp không chỉ khắc phục những vướng mắc hiện tại để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý được nâng cao mà còn phải xây dựng được những yếu tố đột phá, có tính định hướng tương lai mạnh mẽ giúp quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đạt được những bước tiến mạnh mẽ về chất lượng và số lượng, qua đó tạo lập một thế hệ cán bộ, công chức cấp xã làm chủ công nghệ, tinh thông chuyên môn và có đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 61)