Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 50)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Những thành tựu

Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 có thể thấy rõ những thành tựu nổi bật sau đây:

Thứ nhất, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tuân thủ tốt định biên và duy trì

ổn định qua các năm. So với nhiều địa phương khác, kết quả quản lý về cán bộ,

công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình tính trong cả giai đoạn 2016-2020

luôn tuân thủ định biên được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Thậm chí với sự ra đời của Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định này, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng triển khai điều chỉnh số lượng cán bộ, công chức cấp xã xuống đúng tiêu chuẩn này ứng với các loại xã. Nếu xét trên bình diện nguyên tắc quản lý, việc tuân thủ định biên này là một hoạt động tất yếu và bình thường để đảm bảo tính thứ bậc, mệnh lệnh trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với thực tiễn tuân thủ định biên của các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Quảng Nam sẽ thấy đây là một kết quả đáng ghi nhận, vì cho đến nay nhiều địa phương vẫn chưa hoàn thành được nội dung quản lý nhà nước này. Kết quả đạt được đó có nguyên nhân chủ yếu đến từ tư tưởng quản lý về biên chế cán bộ, công chức cấp xã của chính quyền tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng là quyết liệt, tuân thủ và nhanh chóng. Việc điều chỉnh nhân sự theo hướng giảm biên chế cũng không tạo ra những khiếu nại, khiếu kiện hành chính nào.

cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thăng Bình. Ngoài những biến động nhân sự do tác động của thiên tai, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Thăng Bình giai đoạn 2016-2020 luôn ở trạng thái ổn định cao. Điều này đến từ nguyên nguyên nhân như: không có cán bộ, công chức cấp xã bị kỷ luật ở các mức độ có thể làm thay đổi vị trí công việc của họ; công tác quy hoạch, lập kế hoạch được thực hiện kỹ và dự liệu được nhiều tình huống. Do đó, không có sự xáo trộn hay bị động trong đội ngũ; cơ bản cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình tuân thủ tốt các quy định pháp luật, các nguyên tắc trong hoạt động công vụ, do đó đảm bảo được quá trình vận hành ổn định;…

Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp và phương tiện khoa học, kỹ thuật vào

công tác quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã đã triển khai và từng bước

mang lại hiệu quả. Thành tựu từ sự thay đổi này tuy chưa lớn những hứa hẹn những

kết quả rất tích cực, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình trong tương lai.

Bằng việc đưa vào ứng dụng hệ thống kê khải và quản lý cán bộ, công chức của cả ba cấp chính quyền đia phương đã bước đầu mang đến sự đồng bộ và số hoá các dữ liệu quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã. Sự đầu tư này là kết quả hay chính xác hơn là một phần cấu thành trong dự án đầu tư trang thiết bị công nghệ, khoa học vào quản lý nhà nước để góp phần cải thiện các chỉ số về hành chính công cấp tỉnh của tỉnh Quảng Nam.

Hiệu quả trước mắt có thể nhìn thấy được của hệ thống này bao gồm:

- Chính quyền cấp huyện và tỉnh có thể dễ dàng thống kê, tổng hợp và kiểm soát lực lượng cán bộ, công chức cấp xã thông qua hệ thống kê khai điện tử của cán bộ, công chức cấp xã. Các dữ liệu này sẽ được lưu trữ và đồng bộ bằng điện toán đám mây, giúp cho việc tiếp cận trở nên dễ dàng.

- Chính quyền cấp huyện và tỉnh có thể dễ dàng thiết kế các phương án lập kế hoạch, quy hoach quản lý và pháp triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình và trong toàn tỉnh Quảng Nam dựa trên sự hỗ trợ của AI. Sự hiện diện của AI trong lĩnh vực nhân sự sẽ góp phần tính toán và đề xuất các

phương án liên quan đến: định biên, bố trí, sắp xếp, tạo dựng đội ngũ kế thừa… dựa trên các tiêu chuẫn dữ liệu đã được thiết lập.

- Chính quyền cấp xã thuận tiện hơn trong công tác tự quản lý, tự đánh giá và phân loại thông qua hệ thống hồ sơ điện tử cá nhân cán bộ, công chức cấp xã đã kê khai và cập nhật thường xuyên.

- Người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận thông tin về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, qua đó có thể tăng cường sự tham gia của mình vào hoạt động quản lý nhà nước về nội dung này trên địa bàn.

Như vậy, thành tựu này chính là sự tiếp cận với xu hướng Cách mạng công nghệ 4.0 ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay vào hoạt động quản lý nhà nước. Những kết quả mang lại của nó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong tương lai.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã được diễn ra thường xuyên, với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật đã góp phần duy trì tình trạng trật tự trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình.

Bằng việc đa dạng hoá các chủ thể giám sát và tuân thủ tuyệt đối kế hoạch, lịch trình giám sát, kiểm tra của các cấp chính quyền, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các tổ chức xã hội và người dân, đã tạo ra được một trạng thái giám sát, kiểm tra liên tục, có hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, điểm đáng nói về thành tựu này nữa chính là việc hoạt động giám sát, kiểm tra tuy được duy trì thường xuyên và hiệu quả nhưng không mang đến những phiền phức, cản trở quá trình hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã.

Một trong những kết quả đáng ghi nhận của nhóm thành tựu này là những điều kiện nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã đã được quan tâm và mang đến những kết quả rất tích cực.

Thứ tư, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã mặc dù còn nhiều vấn đề về tính hiệu quả phải bàn bạc và xem xét lại, song đã có những thành tựu bước đầu về quan điểm, tư duy về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã được tổ chức thường xuyên và không ngừng gia tăng số lượng qua các năm. Cấp huyện cũng đã được phân cấp chủ động nghiên cứu, đề xuất và mở một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo nhu cầu của địa phương. Việc tuyển chọn đơn vị mở lớp đã được kỹ lưỡng hơn bằng phương án đấu thầu. Theo đó, chính quyền đia phương sẽ công bố nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để các tổ chức cung cấp dịch vụ gửi phương án, chương trình, nội dung và kinh phí dự kiến tham gia đấu thầu. Các tổ chức đáp ứng hài hoà các vấn đề kể trên sẽ được lựa chọn. Việc này tránh được nguy cơ độc quyền trong đào tạo, bồi dưỡng như trước đây. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn giảng viên, báo cáo viên cũng được nâng cao tiêu chuẩn hơn và nghiêm ngặt hơn. Đa số các báo cáo viên đều yêu cầu phải có kiến thức thực tiễn. Nội dung truyền đạt cho các khoá đào tạo là 70% lý thuyết; 30% thực hành. Nội dung truyền đạt cho các khoá bồi dưỡng là 50% lý thuyết; 50% thực tiễn. Các tỷ lệ này sẽ được nghiên cứu tăng lên trong thời gian tới. Công tác cập nhật kiến thức pháp lý và kỹ năng sử dụng thiết bị khoa học, công nghệ cũng đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Việc này đã giúp cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đạt được những thuận lợi như phân tích ở trên. Việc cập nhật kiến thức pháp lý và kỹ năng sử dụng thiết bị khoa học, công nghệ được triển khai kịp thời. Cụ thể, hoạt động cập nhật kiến thức pháp lý được triển khai gần như sát với ngày có hiệu lực của văn bản pháp lý mới. Việc hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị khoa học, công nghệ cũng đã được triển khai hoàn thành đồng bộ trước khi đưa hệ thống vào vận hành. Đây có thể nói là một đổi mới về tác phong rất đáng kể trong nhóm thành tựu này.

Thứ năm, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã đã được thực hiện thống nhất, tuân thủ quy chế và không gây ra khiếu nại. Có thể nói việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được diễn ra nghiêm tục, nhanh chóng và công bằng. Các giá trị này được duy trì xuyên suốt quá trình từ năm 2016 đến nay.

độ và trình tự thủ tục. Trong giai đoạn 2016 đến nay không ghi nhận trường hợp nào về việc vi phạm pháp luật trong đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, việc đánh giá, phân loại cũng thực hiện khách quan, căn cứ vào đúng tình hình thực tiễn hoạt động của năm được đánh giá, phân loại. Ví dụ: cuối năm 2019 và cả năm 2020 với công tác quản lý nhà nước đột xuất là phòng chống dịch Covid 19 mà Quảng Nam là một trong những tâm dịch của đợt thứ 2. Chính quyền địa phương cả ba cấp đều tăng cường hoạt động quản lý của mình, nhiều cán bộ, công chức đã tích cực, xông xáo, không quản ngại gian khó, hy sinh để tham gia phòng chống dịch hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là lực lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở. Trên cơ sở những đóng góp thực tiễn đó, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã đã kịp thời ghi nhận và có những biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời. Đó cũng chính là nguyên nhân số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình đạt mức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng đột biến năm 2020.

Bên cạnh đó, với việc triển khai ứng dụng hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cá nhân đã tạo điều kiện cho việc tự đánh giá, tự xếp loại được diễn ra nhanh chóng hơn thông qua hoạt động của từng cán bộ, công chức bằng tài khoản hồ sơ cá nhân của từng người. Hoạt động thống kê, tổng hợp, phân tích… cũng vì thế được thực hiện nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn và chính xác hơn. Theo thống kê từ năm 2019 – thời điểm hệ thống quản lý này được đưa vào hoạt động, kết quả tổng hợp đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình rút ngắn được 23 ngày so với quy trình truyền thống trước đó và xoá bỏ hoàn toàn tình trạng sai phạm trong thống kê đánh già và phân loại cán bộ, công chức cấp xã.

Thứ sáu, các hoạt động phong trào, các hoạt động hỗ trợ, chia sẻ giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được

triển khai ngày một nhiều hơn và đem đến nhiều tác động tích cực. Chế độ, chính

sách đối với cán bộ, công chức cấp xã là đối tượng hiện nay còn nhiều hạn chế do

nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn. Để cải thiện điều này đòi hỏi phải có sự đột phá về chính sách tiền lương và chế độ phụ cấp của chính quyền trung ương. Do

đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Thăng Bình đã bù đắp những khó khăn này bằng việc gia tăng tổ chức các hoạt động phong trào, hỗ trợ, chia sẻ nhằm đóng góp vật chật, động viên tinh thần cho cán bộ, công chức cấp xã gặp hàon cảnh khó khăn, hiểm nghèo. Đánh giá giá trị hữu hình hoạt động này mang lại mặc dù không giúp cải thiện lớn đời sống cho cán bộ, công chức cấp xã, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn khi tạo lập được một môi trường quan hệ công sở nhân văn. Ở một tầm phát triển mới, các hoạt động này đã trở thành một truyền thống rất đáng ghi nhận trong công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thằng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 50)