tôn giáo
Hiện nay, Các chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngồi nhất là những tơn giáo ngoại sinh, do vậy trình độ hiểu biết về tơn giáo cũng như nắm bắt pháp luật về tơn giáo trong và ngồi nước của những vị này rất uyên thâm [37, tr 18].
Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo - từ “cơng dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là quyền con người, chứ không chỉ là quyền của công dân như các bản Hiến pháp trước đây khẳng định. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo có nhiều quy định theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, như người bị hạn chế quyền cơng dân cũng được sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo.
Các thủ tục hành chính về hoạt động tơn giáo được cắt giảm và giải quyết nhanh gọn hơn, theo hướng tăng cường công tác hậu kiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khơng gây mất thời gian của các tổ chức và cá nhân tôn giáo. Cùng với việc Nhà nước mở rộng quyền và tạo điều kiện hơn cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động, nhiều loại hình và hoạt động tín ngưỡng cũng được phục hồi, phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực về giá trị đạo đức, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt, hoạt động của các loại hình tín ngưỡng có lúc, có nơi vẫn cịn mang tính tự phát, chưa được quản lý; một số nội dung hoạt động tín ngưỡng bị biến dạng, phản văn hóa, với mục đích trục lợi, gây mất an ninh, trật tự ở một số địa phương.
Từ những vấn đề nêu trên đặt ra cho những nhà quản lý về tôn giáo những yêu cầu bức thiết trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo trong tình hình mới hiện nay. Để có thể triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tơn giáo trong đời sống xã hội nói chung, trong các tổ chức tơn giáo và đồng bào có đạo nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân liên quan đến tôn giáo được thực hiện đầy đủ và hiệu quả; đồng thời đấu tranh với các thế lực thù địch, thiếu thiện chí lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tơn giáo của một bộ phận đồng bào có đạo để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tơn giáo, kích động gây rối, làm ảnh hưởng đến đồn kết nội bộ tơn giáo, đến mối quan hệ đạo - đời, làm phương hại đến cuộc sống ổn định của người dân..., Đảng và Nhà nước rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện, nơi trực tiếp gắn bó với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn [37, tr 19].
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo mang tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, không chỉ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người có đạo mà cịn góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội.
Để có được đội ngũ cán bộ giỏi đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ được giao, chính quyền các cấp cần phải có chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, thơng qua các hoạt động thực tiễn để nâng cao phẩm chất và năng lực cá nhân. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, với chính sách hội nhập và phát triển đã và đang đặt ra những nhiệm vụ mới trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là cấp cơ sở.
Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện có vai trị quan trọng, bởi họ thay mặt chính quyền trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trực tiếp tiếp xúc với chức sắc, nhà tu hành và tín đồ theo phạm vi và trách nhiệm được phân cơng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức làm cơng tác tơn giáo của UBND cấp huyện địi hỏi phải có trình độ và năng lực, có kiến thức pháp luật và văn hóa lịch sử xã hội, biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề tôn giáo.