Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 66 - 71)

Một là, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng

hợp của cả hệ thống chính trị trong cơng tác tôn giáo, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là, chú trọng công tác vận động quần chúng, tơn trọng quyền tự do

tín ngưỡng của cơng dân. Thường xun tiếp xúc chức sắc để tranh thủ, xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Ba là, chủ động trong thông tin, bao gồm chủ động nắm và kịp thời trao

đổi thơng tin để thống nhất trong tồn hệ thống chính trị; đặc biệt chú trọng đến thông tin đối ngoại về những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo giúp dư luận quốc tế hiểu đúng, đầy đủ về tình hình tơn giáo trong nước, khơng để thế lực thù địch xuyên tạc.

Bốn là, đối với các hiện tượng tôn giáo mới, tơn giáo mới du nhập cần

thận trọng, làm thí điểm cho kết quả tốt mới thực hiện diện rộng, không chạy theo số lượng và ấn định thời gian hoàn thành. Coi trọng giải quyết công việc cấp cơ sở, làm tốt công tác thẩm tra, chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo.

Năm là, đối với những trường hợp sinh hoạt đạo, truyền đạo trái pháp

luật thì phải kiên trì và sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời đúng pháp luật thì sẽ có hiệu quả.

Sáu là, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là cán bộ cơ sở để đáp ứng yêu cầu cơng tác trong tình hình hiện nay

Tiểu kết Chương 3

Quảng Bình là địa phương có vị trí địa lý khơng thuận lợi, thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ hằng năm, đời sống người dân cịn nhiều khó khăn, cùng với tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch có lúc đã làm cho tình hình tơn giáo ở Quảng Bình trở nên phức tạp. Vì vậy, cơng tác quản lý nhà nước về tơn giáo ln được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình quan tâm, chú trọng. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn hạn chế, góp phần giải quyết các thực trạng cịn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình, ở Chương 3, tác giả đã tập trung phân tích một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của UBND cấp huyện. Tuy nhiên, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và thực tiễn rất sinh động nên khơng có một giải pháp nào triệt để. Do vậy, chính quyền các cấp, bộ phận làm cơng tác tơn giáo cần phải triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đem lạị hiệu quả tốt nhất trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

KẾT LUẬN

Tôn giáo là một thực tế xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và là nhu cầu tâm linh, tinh thần của một bộ phận nhân dân. Trong xã hội hiện nay, chúng ta đang chứng kiến nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ sâu sắc, đồng thời cũng nổi lên những vấn đề có tính tồn cầu liên quan đến mọi người, mọi quốc gia. Khơng gì thay thế sự trống trải, xáo trộn, hụt hẫng về tình cảm, sự thất vọng về tương lai tốt hơn là tín ngưỡng, tơn giáo, vì vậy con người tìm đến với tơn giáo để tìm thấy sự an ủi, vỗ về, xoa dịu bớt nỗi đau buồn trần thế.

Nhà nước quản lý xã hội, hoạt động tôn giáo liên quan đến nhều lĩnh vực xã hội khác nhau và là đối tượng điều chỉnh của các luật khác nhau như: Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Dân sự…tất cả nhằm đảm bảo cho hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật, khơng chỉ vì lợi ích chung mà cịn là lợi ích của các tơn giáo và tín đồ tơn giáo đó, hướng đến mục tiêu xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, vì một đất nước Việt Nam giáu mạnh, phát triển.

Tất cả những điều này cho thấy các hoạt động tơn giáo ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ tiếp tục phát triển có nhiều diễn biến phức tạp. Cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp nói chung và ở UBND cấp huyện nói riêng sẽ cịn phải cố gắng hơn nữa đối với trách nhiệm của mình. Ngồi việc thường xun kiểm tra, giám sát các hoạt động tôn giáo trên địa bàn để kịp thời giải quyết các các vụ việc về tôn giáo, bộ máy quản lý của UBND cấp huyện cịn phải khơng ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nắm vững và triển khai thực hiện linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực tôn giáo.

Từ những yêu cầu trên, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể đối với công tác QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, qua đó nhằm phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế của công tác này ở địa phương. Hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần cùng các cơ quan chức năng của Tỉnh làm tốt công tác QLNN về tôn giáo trong thời gian tới trên địa bàn Tỉnh./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)