Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 31)

nhân dân cấp huyện

Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có liên quan các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về tơn giáo nói riêng là một quá trình tiếp diễn liên tục, thường xuyên, nhiều khó khăn, phức tạp, địi hỏi có sự quan tâm, nỗ lực tham gia thực hiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lý,… và thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân các tơn giáo. Do đó, vấn đề hồn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật về tơn giáo ở Việt Nam hiện nay cần định hướng tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật về tôn giáo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đồng

thời, từng bước hồn thiện pháp luật về tơn giáo được thống nhất, đồng bộ, tồn diện, phù hợp, bảo đảm trình độ kỹ thuật lập pháp và tương thích với pháp luật quốc tế [18, tr 27].

UBND cấp huyện là nơi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp về cơng tác tơn giáo, vì vậy vấn đề hồn thiện hệ thống pháp luật về tơn giáo luôn được quan tâm, chú trọng.

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đều quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân. Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tơn giáo và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 và 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán để ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân. Đây là điều rất cần thiết nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, bảo đảm tính tương thích với luật pháp quốc tế.

Nếu như trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo năm 2004, cả nước có 6 tơn giáo, 13 tổ chức 20.929 cơ sở thờ tự tôn giáo, với 34.181 chức sắc, 78.913 chức việc, với 17,4 triệu tín đồ, thì đến năm 2018, cả nước có 15 tơn giáo với 41 tổ chức, số lượng cơ sở thờ tự là 29.977, với 55.839 người, 133.662 chức việc, 24,7 triệu tín đồ [6, tr 1].

Để xây dựng và hồn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, năm 2016, nước ta có Luật Tín ngưỡng, tơn giáo. Q trình xây dựng Luật, Chính phủ đều lấy ý kiến của chức sắc, tín đồ các tơn giáo, do đó các tơn giáo đều phấn khởi đón nhận. Bên ngồi, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật, phù hợp

với công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, rút ngắn thời gian công nhận tổ chức tơn giáo từ 23 năm xuống cịn 5 năm, lần đầu tiên đã xác nhận pháp nhân phi thương mại của tổ chức tôn giáo…

Như vậy, Đảng, Nhà nước ta ln quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người và các tổ chức tôn giáo xây dựng Hiến chương điều lệ hoạt động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó, các tổ chức tơn giáo ở Việt Nam đều có điều kiện giao lưu quốc tế, xây dựng tổ chức thực hành chính đạo, mở rộng cơ sở thờ tự…. Nhiều cá nhân, tổ chức tơn giáo nước ngồi đã thuyết pháp, giảng đạo tại một số cơ sở thờ tự tại Việt Nam công khai theo quy định của pháp luật. Thông qua những hoạt động này, các tôn giáo đã tăng cường trao đổi thông tin với tôn giáo đồng đạo để họ hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sự đồn kết và đóng góp của các tơn giáo ở Việt Nam cùng chung tay, chung sức đã thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ở nhiều huyện trong cả nước đã xuất hiện những làng văn hóa, khu phố văn hóa, với nét sinh hoạt đạo - đời hòa hợp, nhiều khu dân cư ở vùng đồng

bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng chống tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Chức sắc và đồng bào theo đạo đã tích cực tham gia phịng chống tệ nạn, xã hội, thơng qua các lời răn dạy, các giáo lý, tín điều và nếp sống đạo đức tơn giáo, đóng góp sức người, sức của với khả năng lớn nhất của mình cho sự nghiệp phát triển chung của quê hương, đất nước. Những thành tựu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về tơn giáo đã làm cho đồng bào tôn giáo nhận thức sâu sắc hơn về quyền, trách nhiệm của mình, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới

của đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, vu cáo của thế lực xấu về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)