tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp bách. Cán bộ làm công tác tơn giáo hiện nay có vai trị vơ cùng quan trọng, đặc biệt là bộ phận quản lý công tác tôn giáo ở cấp cơ sở.
Cấp ủy, chính quyền cấp huyện cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác tôn giáo nắm vững pháp luật, hiểu biết sâu về văn hóa lịch sử xã hội, nguồn gốc ra đời của các tơn giáo, mỗi tơn giáo có giáo lý, giáo luật khác nhau, biết vận dụng lý luận và thực tiễn để giải quyết các vụ việc
tôn giáo đảm bảo hiệu quả. Có phương án tiếp xúc, vận động chức sắc, tín đồ các tơn giáo, hướng dẫn các chức sắc, tín đồ trong hoạt động tơn giáo và thực hiện nghĩa vụ cơng dân.
Tỉnh Quảng Bình ln ln quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020” và Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về giao kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, chỉ tính riêng năm 2018, Ban Tơn giáo tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức 05 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho
467 cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời phối hợp làm đầu mối và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Ban Tơn giáo Chính phủ tổ chức tại các tỉnh với số lượng 15 người bao gồm cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện [5, tr 2-3]
Qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo giúp cho cán bộ làm công tác tôn giáo năm được các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó, có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của tơn giáo trong tình hình mới.
Các phịng nội vụ huyện luôn chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ về các tơn giáo đang tồn tại trên địa bàn của mình quản lý. Vì vậy, các phịng nội vụ thường xuyên cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng do Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ làm tôn giáo ở xã, phường.
tôn giáo tại địa phương đã được củng cố, kiện toàn một cách triệt để từ huyện đến tận xã, đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động làm công tác tôn giáo được cải thiện. Điều này đã đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành của tỉnh, huyện đối với công tác tôn giáo, tạo nên cột mốc đáng ghi nhận trong sự phát triển ngành quản lý nhà nước về tơn giáo tại tỉnh Quảng Bình.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hằng năm phân bố cịn hạn chế nên một bộ phận cán bộ làm công tác tôn giáo tại địa phương, nhất là ở cơ sở vẫn chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xun dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý.