bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Từ thực tiễn trong công tác QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo như sau:
Thứ nhất, kiện tồn bộ máy làm cơng tác QLNN của UBND cấp huyện
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của luật tín ngưỡng tơn giáo để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo.
Bên cạnh đó, cần có quy định làm rõ chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng ở địa phương đảm bảo các địa phương thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã nơi trực tiếp quản lý cũng như chịu trách nhiệm khi có phát sinh vụ việc tơn giáo, cần phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng với quy định của pháp luật về tín ngưỡng và tơn giáo nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động
QLNN về tơn giáo tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, thối thác trách nhiệm khi có sự vụ xảy ra.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo. Trải qua gần 30 năm, kể từ khi Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách về cơng tác tơn giáo như Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990, Thông báo 145-TB/TW ngày 15/6/1998, Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị đến Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thơng báo số 160-TB ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư; từ Nghị định 69-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 379/CT-TTg ngày 23/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ đến Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ, Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/112012 của Chính phủ và cho đến hiện nay pháp luật hiện hành về tín ngưỡng, tơn giáo được quy định trong Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 và các văn bản hướng dẫn mới thì các Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt của cả bốn cấp, Trung ương, tỉnh, huyện, xã và tất cả nhân sự làm công tác tôn giáo của các cơ quan nhà nước trong cả hệ thống chính trị (cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể).
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cịn một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức ở một số Cấp ủy, chính quyền, đáng lưu ý là cấp cơ sở còn nhận thức còn giản đơn về tôn giáo, chưa sâu sắc, đầy đủ về quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác quản lý. Điều này đã dẫn tới tình trạng bị động, lúng túng trong hoạt động QLNN về tôn giáo, làm suy giảm đáng kể hiệu lực và hiệu quả của cơng tác quản lý. Cịn một số địa phương, có nơi, có lúc vẫn cịn giữ quan điểm cũ, cứng nhắc, tả khuynh đối với tôn giáo, trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo và trong việc thực hiện chính sách pháp luật về tơn giáo. Song song, cịn có vấn đề nổi cộm, hữu khuynh, buông lỏng công tác QLNN về tôn giáo, đã làm suy giảm nghiêm trọng hiệu lực và hiệu quả của QLNN về tơn giáo và pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo [18, tr 71-72]
Với thực trạng như vậy, nên việc nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo là rất quan trọng, được chính quyền tỉnh Quảng Bình đặc biệt quan tâm, đặc biệt đối với UBND cấp huyện.