2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 8.065 km2 và dân số gần 87 vạn người, phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào 201 km về phía Tây và bờ biển phía Đơng dài 116 km; cách thủ đơ Hà Nội 500 km về phía Nam. Trên bản đồ Việt Nam, Quảng Bình là cái “eo” của đất nước - nơi có bề ngang hẹp nhất từ đơng sang tây (chỉ gần 50 km). Tài nguyên biển Quảng Bình rất đa dạng cùng với thềm lục địa rộng lớn gấp 2,6 lần diện tích
đất liền, tạo cho Quảng Bình có một ngư trường lớn, với trữ lượng hải sản khá dồi dào (1.650 loài), chất lượng cao. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống lồi. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý, có trữ lượng gỗ cao trong tồn quốc. Đơn vị hành chính, tỉnh có 08 huyện, thành phố với 159 xã, phường, thị trấn. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân cư phân bố không đều, khoảng 80,47% sống ở vùng nông thôn và 19,53% sống ở thành thị [42, tr 12- 20].
2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế của Quảng Bình ngày càng phát triển ổn định.
Tốc độ tăng trưởng GRDP khá, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2019 GRDP bình qn đầu người của tỉnh ước đạt 40.5 triệu đồng/người. Tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1990-2019 đạt 8,3%, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,5%; khu vực dịch vụ tăng 8,6%. Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2019, ngành du lịch của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ nên đã kéo theo nhiều ngành dịch cụ khác phát triển, qua đó tỷ trọng dịch cụ tăng dần. Năm 2019 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 26,9 %, dịch vu 55%, nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,1 % [42, tr 25].
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được tăng dần qua các năm. Từ số thu 14 tỷ đồng năm 1990, đã tăng lên 4.500 tỷ đồng vào năm 2019, bình quân tăng 21%/năm, chiếm tỷ trọng 13,5% GDP toàn tỉnh. Cơ cấu thu ngân sách ngày càng bền vững hơn. Nhờ đó, các khoản chi ngân sách có cải thiện, nhất là chi cho đầu tư phát triển, chi lương, chi giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và các khoản chi đột xuất, khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai... [42, tr 50].
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại. Có sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi,... 100% số xã có đường ơ tơ, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; mạng lưới bưu chính - viễn thơng, phát thanh truyền hình phủ kín 100% số xã; 90% số dân ở nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đó thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [42, tr 57].