của ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam về tơn giáo, chính sách tơn giáo và cơng tác tơn giáo như sau:
Một là, Tôn giáo hiện đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông
đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ XHCN ở nước ta. Hiện nay, nước ta có gần 24 triệu tín đồ các tơn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước và có trên 80% dân số có đời sống tâm linh. Tuy nhiên, tơn giáo đang có những biến đổi mạnh mẽ trước biến động của thế giới, của xu thế tồn cầu hóa và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đồn kết
tồn dân tộc: Đồng bào các tơn giáo là một bộ phận của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Vì vậy, cần phải đồn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau; mặt khác, phải đồn kết đồng bào theo tơn giáo và đông bào không theo tôn giáo, giải quyết hài hịa mối quan hệ người có đức tin, niềm tin khác nhau với những người khơng theo tôn giáo nào. Quán triệt quan điểm này, cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố kỵ, mặc cảm vì lý do tơn giáo và
kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, tôn giáo gắn với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của người có đạo và khơng có đạo, theo hoặc khơng theo tơn giáo nào. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: công tác giáo dục, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển KT-XH và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng.
Bốn là, cả hệ thống chính trị phải có trách nhiệm trong cơng tác tơn giáo. Cơng tác này thống nhất từ trung ương xuống địa phương và liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành, mọi cấp.
Năm là, mọi hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Đảng bộ và chính quyền UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật của nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về tơn giáo, cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện chính sách pháp luật về tơn giáo theo các chủ trương, chính sách của Đảng
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND cấp huyện tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị địa phương có liên quan bám sát nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo; tích cực tham mưu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng
cường đối thoại với các tổ chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn; triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tơn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo đến chức sắc, chức việc và tín đồ các tơn giáo; cơng tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, tuyên truyền phổ biến pháp luật theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1953/KH-BNV ngày 12/4/2017 của Bộ Nội vụ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 174/QĐ- TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 - 2020”; Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cơng bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo.
Thứ hai, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo
Tại tỉnh Quảng Bình, cơng tác này được UBND cấp huyện quan tâm và quán triệt đồng bộ trong hệ thống chính trị. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo, UBND cấp huyện thường phối hợp với các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương ln ưu tiên phương pháp giáo dục, thuyết phục và vận động khi xử lý vụ việc tơn giáo. Tranh thủ được sự ủng hộ, đồng tình và tham gia của chức sắc các tôn giáo, của các tổ chức Giáo hội đối với các chủ trương, cách giải quyết của chính quyền địa phương, "dùng chính tơn
giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo" là phương pháp nền tảng, chủ yếu trong công tác tôn giáo các địa phương.
Để thực hiện tốt công tác này, định kỳ vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, lãnh đạo UBND các huyện đều có cuộc gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với chức sắc tất cả các tôn giáo trên địa bàn huyện. Qua cuộc gặp gỡ này, các tôn giáo được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với chính quyền huyện, được trực tiếp chia sẻ, đề xuất với lãnh đạo huyện những vấn đề còn vướng mắc, chưa được giải quyết thỏa đáng, đúng mức, đối với các vấn đề các tổ chức tôn giáo đề đạt, kiến nghị tại buổi gặp gỡ này được chính các đồng chí đứng đầu chính quyền huyện trả lời, chỉ đạo giải quyết nên đã tạo được sự gần gũi, thân thiện, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với các tổ chức tơn giáo, giữa đời và đạo, tạo thành một khối thống nhất cùng chung lịng, chung sức, đồng thuận xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển cấp huyện.
Ngồi ra, việc thường xun có sự quan tâm, ân cần thăm hỏi, động viên các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tơn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo", nhất là trong thời gian các lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức: lễ Giáng sinh, lễ Phật đản..v.v. để các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tơn giáo có sự nhận thức đúng đắn về chính sách tơn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tơn giáo của Nhà nước ta cũng trở thành thông lệ, một nội dung không thể thiếu của các Ban, Ngành và chính quyền địa phương các cấp.
Có thể nói, sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về công tác tơn giáo gắn với Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy Quảng Bình và các Kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND cấp huyện, tình hình tơn giáo và cơng tác tơn giáo đã có nhiều chuyển biến tích cực, bà con nhân dân nói chung, bà con giáo dân nói riêng đã phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trên địa bàn đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo đối với cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào có đạo; hệ thống chính trị và tồn xã hội đã thấm nhuần và thống nhất quan điểm, chính sách về tơn giáo; đời sống của nhân dân (trong đó có đồng bào có đạo) được nâng lên rõ rệt; bộ mặt nơng thơn từng bước được khởi sắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường…
Thứ ba, tăng cường củng cố, kiện tồn bộ phận làm cơng tác tơn giáo của UBND cấp huyện
Trong thời gian qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, công tác tổ chức, bộ máy làm cơng tác tơn giáo của tỉnh Quảng Bình nói chung và của UBND cấp huyện nói riêng về cơ bản đã được kiện tồn, củng cố. Đặc biệt, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình quan tâm chú trọng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả và chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp lại, tổ chức bộ máy; theo đó, Ban Tơn giáo tỉnh đã tiến hành kiện tồn, giảm đầu mối bên trong; về cơ cấu tổ chức hiện nay, Ban Tôn giáo tỉnh chỉ cịn 02 phịng chun mơn (phịng HC-TH, phòng Nghiệp vụ) với tổng số biên chế được giao là 13 người [5, tr 5-6].
Ở cấp huyện, công tác quản lý nhà nước về tơn giáo được giao cho phịng Nội vụ tham mưu, thực hiện. Hiện tại, cấp huyện có 14 cán bộ làm
cơng tác tơn giáo trên 7 huyện, thị xã, thành phố có tơn giáo (trong đó: Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng kiêm nhiệm là 07 người; cán bộ chuyên trách có 07 người); cấp xã chưa có cán bộ chun trách làm cơng tác tơn giáo [5, tr 6].
Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến xã trên địa bàn các huyện ngày càng được bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng. Bộ phận làm công tác tôn giáo ngày càng được quan tâm. UBND cấp huyện đã có nhiều chính sách, chế độ đặc thù để hỗ trợ thêm thu nhập, góp phần nâng cao đời sống và khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công việc này yên tâm công tác.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Ban, Ngành và chính quyền các cấp tại địa phương trong công tác tôn giáo
Để làm tốt công tác tôn giáo cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành và chính quyền các cấp tại địa phương trong mọi vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo như: Cơng nhận tổ chức tơn giáo có phạm vi hoạt động trong huyện; Đăng ký dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn huyện; mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; Việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, vi phạm pháp luật về tôn giáo đã bị xử lý; Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng tơn giáo lần đầu... trước khi được tham mưu đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, đều có sự phối hợp thống nhất của các Ban, Ngành liên quan gồm: Ban Tôn giáo, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh và Sở Cơng an tỉnh, UBND cấp huyện; Ngồi ra, việc từng bước nâng cao chất lượng giao ban định kỳ giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng được chú trọng đã tạo được sự đồng thuận, đồng bộ trong quá trình xử lý cơng việc.