Chống gian lận thương mại, hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 28 - 35)

Là đơn vị tuyến đầu, Hải quan cần có cách tiếp cận nhiều hướng trong cuộc chiến chống gian lận thương mại. Thực hiện thu thập thơng tin tình báo hải quan, kiểm tra sau thơng quan, Hải quan Việt Nam có thể cải thiện được chất lượng kiểm sốt hàng hố nhằm đối phó với sự gia tăng nguy cơ gian lận thương mại, hàng giả.

Đối với công tác quản lý nhà nước về hải quan, cơng tác thu thập thơng tin tình báo hải quan cũng là kênh thông tin quan trọng cảnh báo cũng như cung cấp chính xác trị giá, xuất xứ hàng hóa.

Hoạt động thu thập, xử lý thơng tin nghiệp vụ hải quan là quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơng khai và bí mật để thu thập thơng tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hàng hóa, người thực hiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, q cảnh để từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp mức độ rủi ro của người thực hiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh, hỗ trợ hiệu quả quá trình quán lý hải quan, quản lý thuế.

Thông tin phục vụ quản lý trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm: - Thông tin về người thực hiện xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

-Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thông tin về kết quả kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thông tin vi phạm pháp luật Hải quan, vi phạm pháp luật thuế, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê;

- Các thơng tin khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Các yếu tố cơ bản trong xử lý thông tin: Con người nhận thông tin thơng qua các giác quan: âm thanh qua thính giác; hình ảnh và văn bản qua thị giác; trạng thái, nhiệt độ, cảm xúc qua xúc giác; mùi vị qua khứu giác. Điều đó cho phép người ta nhận ra các đối tượng mà họ nhìn thấy, hiểu được các thơng báo mà họ đọc hoặc nghe, cảm nhận được các tín hiệu nhận được qua xúc giác và khứu giác.

1.2.3.1 .Nội dung hoạt động thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

Công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ được tiến hành theo năm bước: Xác định như cầu; Thu thập thông tin; Xử lý thông tin; Cung cấp thông tin và Đánh giá hiệu quả thơng tin.

Trong đó việc xác định nhu cầu thu thập thông tin phải được xác định dựa vào cơ sở nhu cầu của công tác quản lý nhà nước về Hải quan, dự báo và định hướng công tác quản lý hải quan hoặc theo đề nghị trao đổi, phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nước, tổ chức hải quan và thực thi pháp luật quốc tế.

Sau khi xác định nhu cầu thông tin, tiến hành thu thập thơng tin cơng khai và bí mật theo từng loại phương pháp. Đối với các thông tin công khai, tiến hành thu thập các thông tin do các đơn vị nghiệp vụ cung cấp, thông tin từ cơ sở dữ liệu ngành Hải quan và các cơ quan nhà nước khác, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tổng hợp từ nội dung các cơng văn, báo cáo về các nội dung có liên quan, thu thập thơng tin

từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Hải quan các nước và Tổ chức Hải quan quốc tế…

1.2.3.2. Đối tượng thu thập và xử lý thông tin.

Để công tác quản lý trước thông quan đạt hiệu quả, công tác thu thập và xử lý thông tin cần tập trung vào các đối tượng sau:

a). Thu thập, xử lý thông tin liên quan đến các l̃nh vực hải quan.

Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, phạm vi thẩm quyền về công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan trong từng thời gian, lực lượng hải quan chuyên trách các cấp cần tổ chức thu thập và làm rõ những nội dung có liên quan đến từng cấp, từng thời điểm. Nội dung thông tin liên quan cần thu thập, xử lý gồm:

- Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan, các văn bản hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ Hải quan cịn hiệu lực;

- Tình hình xu thế phát triển thương mại trên thế giới, khu vực cũng như tại Việt Nam, các dịch vụ logistics;

- Tình hình bn lậu, gian lận thương mại tại các nước trong khu vực, vùng lãnh thổ và trên thế giới, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng;

- Tình hình vi phạm pháp Hải quan của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh và các vi phạm khác liên quan đến lĩnh vực Hải quan của các cơ quan, doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư trong địa bàn hoạt động Hải quan;

- Tình hình và kết quả thực hiện các quy chế hợp tác giữa các ngành, các cấp trong nước và nước ngoài về lĩnh vực Hải quan, đặc biệt là hiệu quả trong động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về phịng, chống bn lậu.

b). Thu thập, xử lý thông tin về nghiệp vụ hải quan.

- Thông tin về bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thơng tin về q trình kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cành;

- Thông tin về doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, quy mơ hoạt động, phạm vi ngành hàng, q trình tn thủ pháp luật.

c). Thơng tin từ Bộ, Ngành có liên quan.

- Thơng tin về chính sách quản lý hàng hóa sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành;

- Thơng tin về cấp phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thông tin về xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

d). Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

- Thông tin về đăng ký, thành lập, giải thể, phá sản và tình trạng tài chính của tổ chức, cá nhân;

- Thơng tin về q trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Thơng tin về q trình tn thủ pháp luật trong lĩnh vực hải quan, thuế, kế tốn, thống kê;

- Thơng tin khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do các tổ chức, cá nhân thực hiện.

1.2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. a). Nguồn thông tin cần thu thập.

- Thu thập các thông tin tài liệu thông qua các biện pháp nghiệp vụ công khai của lực lượng Hải quan.

- Thu thập các thông tin tài liệu thông qua các biện pháp nghiệp vụ trinh sát của lực lượng kiểm sốt Hải quan.

- Thu thập thơng tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: Đài phát thanh, vơ tuyến, báo chí, internet, nguồn tin tố giác của quần chúng...

- Thu thập thông tin từ các Bộ, Ngành và cơ quan hữu quan trong nước theo các quy chế, từ Hải quan các nước, tổ chức hải quan khu vực, WCO theo cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin.

b). Phương pháp thu thập thông tin.

Để công tác thu thập, xử lý thông tin đạt hiệu quả, lực lượng Hải quan cần tiến hành điều tra nghiên cứu nắm tình hình theo các phương pháp cơ bản sau:

- Kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành khách, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu và địa điểm làm thủ tục Hải quan;

- Tiếp nhận thơng tin về hàng hóa, hành lý của hành khách trước khi đến hoặc rời biên giới; tiếp nhận thông tin khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách;

- Cập nhật kết quả thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Kết nối chia sẻ, cập nhật, quản lý hệ thống thông tin về người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật Hải quan, pháp luật thuế của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Khai thác cơ sở dữ liệu thông tin Hải quan và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật Hải quan;

- Xây dựng hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia; kết nối, cập nhật, chia sẻ thơng tin về chính sách quản lý, chính sách thuế, xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu…

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, Ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tại xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Phối hợp trao đổi thông tin với Hải quan các nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở nước ngồi;

- Tiếp nhận thơng tin của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cung cấp theo quy định của pháp luật;

- Mua tin theo chế độ quy định;

- Thiết lập đường dây nóng qua cổng thơng tin điện tử của Tổng cục Hải quan, điện thoại, thư điện tử (e-mail) để tiếp nhận các thơng tin ở trong và ngồi ngành, trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp Luật Hải quan, pháp luật thuế;

- Thu thập, xác minh thông tin, tài liệu theo các chuyên đề nghiệp vụ hoặc để phân tích các nguy cơ vi phạm pháp Luật Hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Tổng hợp, phân tích thơng tin trên các báo, đài, truyền hình, thơng tin điện tử của tổ chức, cá nhân và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

- Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

c). Yêu cầu của công tác thu thập xử lý thơng tin.

Để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu trên, công tác thu thập, xử lý thông tin cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Công tác thu thập, xử lý thông tin phải được tổ thường xuyên, liên tục; - Thông tin thu thập phải đảm bảo tính khách quan, tồn diện, phản ảnh đúng tình hình thực tế;

- Cơng tác thu thập, xử lý thông tin cần phải tập trung vào các lĩnh vực, vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà ngành Hải quan quan tâm, phù hợp với từng giai đoạn, yêu cầu quản lý hải quan;

- Thông tin thu thập được phải được xử lý và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ quản lý, các hoạt động nghiệp vụ thông quan, kiểm tra sau thơng quan và Kiểm sốt chống buôn lậu.

- Phân công, phân cấp thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi thẩm quyền và năng lực của từng đơn vị và của các công chức thuộc quyền.

- Các đơn vị Hải quan thuộc lực lượng Kiểm soát phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và chấn chỉnh các hoạt động thu thập, xử lý thông tin đối với từng đơn vị, cá nhân trong việc triển khai thực hiện hoạt động điều tra cơ bản đối với từng địa bàn, lĩnh vực và chuyên đề.

- Gắn trách nhiệm của lãnh đạo, công chức với hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin.

1.2.3.4. Mục đích của hoạt động thu thập, xử lý thơng tin.

Mục đích của hoạt động thu thập, xử lý thơng tin khơng chỉ nhằm xác định đối tượng đấu tranh mà cịn nhằm xác định những người có thể sử dụng cho các mục đích, ý đồ nghiệp vụ. Do đó, người có liên quan đến hoạt động phòng, chống bn lậu mà lực lượng Kiểm sốt Hải quan cần thu thập thông tin là những người có điều kiện cư trú, nghề nghiệp, vị trí cơng tác thuận lợi hoặc có quan hệ mật thiết với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,

nhập cảnh, quá cảnh,… có dấu hiệu liên quan hoặc nghi vấn về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm khác về pháp luật Hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)