Các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả của hải quan các tỉnh vùng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 78 - 80)

- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã

3.1.2. Các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả của hải quan các tỉnh vùng Tây

Nguyên.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Để thực hiện được điều này, Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan các tỉnh Tây Nguyên nói riêng cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, về thể chế: xây dựng, hoàn thiện và triển khai hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách, thực hiện nội luật hóa các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại…

Thứ hai, cần thực hiện các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản,

hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tiến tới hải quan một cửa quốc gia.

Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản về phịng, chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động bn lậu, vận chuyển hàng cấm qua biên giới và gian lận thương mại. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong cơng tác phịng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm soát chung.

Thứ ba, xây dựng lực lượng hải quan vùng biên giới có trình độ chun

nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của mơi trường, cơng nghệ và u cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

Thứ tư, thực hiện tốt quy chế phối hợp với Bộ đội biên phịng, Cơng an, kiểm lâm… Ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hải quan nước ngồi nhằm quản lý được hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.

Thứ năm, xây dựng hệ thống công nghệ thơng tin, cơng nghệ tự động hóa, cơng nghệ nhận dạng trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan trên tuyến biên giới. Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng

thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện đầy đủ cơ chế hải quan một cửa quốc gia tiến tới một cửa ASEAN.

Trên cơ sở quan điểm định hướng quản lý hải quan, yêu cầu đặt ra đối với Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum là:

- Tham gia xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến Hải quan, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, hội nhập;

- Triển khai thủ tục hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hòa theo quy định của Tổng cục Hải quan;

- Đào tạo cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại; - Thực hiện tốt quy chế phối hợp, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế; - Đảm bảo cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN theo quy định của TCHQ.

3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường cơng tác quản lý nhà nước vềchống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Hải quan các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)