- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã
3.2.1. Tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan.
Như đã phân tích tại chương 2, hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại và Hải quan chưa đáp ứng được khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Từ thực tiễn hoạt hoạt động của Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên, tác giả nhận thấy cần bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam một số điểm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Hải quan trong phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại, cụ thể như sau:
- Thực hiện minh bạch hóa thơng tin: cần quy định việc thường xun cập nhật bổ sung các văn bản để công bố; sử dụng hiệu quả cổng thông tin chung và quy định ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan về việc vận hành cổng thông tin, thông báo những trường hợp khẩn cấp trên cổng thông tin Một cửa quốc gia.
- Về xác định trước: có văn bản quy định rõ về vấn đề cơ quan Hải quan có trách nhiệm bảo mật các thơng tin do tổ chức, cá nhân có u cầu cung cấp thông tin phán quyết trước; trách nhiệm của Hải quan khi ban hành phán quyết sai; quy định về các trường hợp từ chối xác định trước, công bố kết quả xác định trước và kết quả xác định trước phải có giá trị pháp lý.
- Về việc xử phạt trong lĩnh vực hải quan: cần quy định cụ thể hơn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định và thực tế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm một cách đồng bộ, rõ ràng và tránh chồng chéo;
- Về thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan: cần bổ sung quy định pháp lý và các chính sách về quản lý rủi ro của các Bộ quản lý chuyên ngành phù hợp với quy định của quốc tế; các quy định về cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan với các Bộ, ngành chức năng và các cơ quan có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu như: cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, hãng vận tải… một cách thống nhất; cơ quan Hải quan xây dựng khung quản lý rủi ro, chu trình quản lý rủi ro; các Bộ, ngành hướng tới xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro cho hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; đối với Hải quan, cần kiện toàn bộ phận quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung; kết nối hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác trao đổi thông tin giữa Hải quan, các bộ quản lý chuyên ngành và các đơn vị liên quan (cảng vụ, hãng vận tải, hãng chuyển phát nhanh…); tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực về quản lý rủi ro.
- Về kiểm tra sau thông quan và tạo điều kiện cho doanh nghiệp ưu tiên: quy định chặt chẽ công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến vấn đề này; bỏ quy định về điều kiện kim ngạch và các điều kiện hạn chế quyền của doanh nghiệp nhỏ và vừa; ký thỏa thuận công nhận lẫn
nhau với Hải quan các nước một cách kịp thời nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế.
- Cần thực hiện cơ chế Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN theo đúng nghĩa và cam kết quốc tế.
- Về các biện pháp xử lý đối với hàng hóa bị từ chối do khơng đáp ứng yêu cầu về vệ sinh dịch tế (SPS) và các yêu cầu kỹ thuật (TBT): tiêu chí đối với từng biện pháp xử lý, cách thức xử lý đối với trường hợp không thực hiện được biện pháp xử lý theo yêu cầu.
- Về hợp tác hải quan: cần quy định cụ thể về việc thông báo cho Ủy ban WTO đầu mối liên lạc quốc gia về hợp tác hải quan, trong đó có cách thức chuẩn bị nội dung trao đổi, cung cấp thơng tin và xử lý thơng tin. Ngồi ra, cơ quan Hải quan cần có quy định cụ thể quy chế nội bộ Ngành về xử lý các yêu cầu nhận được từ nước ngồi trong đó có đề cập đến nội dung quy trình thủ tục trao đổi thơng tin, thời hạn xử lý, từ chối và lý do từ chối thơng tin với nước ngồi.
Để sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh pháp luật Việt Nam nhằm nội luật hóa các nhóm nghĩa vụ mới theo các Hiệp định thương mại tự do, thông qua Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế Một cửa ASEAN, cơ chế Một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo quốc gia) có thể đề xuất:
- Phương án 1: Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (có thể dưới dạng nghị định) nhằm thực thi các Hiệp định thương mại tự do đáp ứng yêu cầu hội nhập bao gồm các nội dung về minh bạch hóa thơng tin và tham vấn về thủ tục hải quan, các biện pháp phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về biên giới, hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Phương án 2: Đề xuất bổ sung các quy định, cam kết nêu trên vào các văn bản quy phạm pháp luật đang dự thảo hoặc đang có hiệu lực.
Đồng thời nghiên cứu khuyến nghị các yêu cầu kỹ thuật tập trung vào việc hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền cũng như các nhóm đối tượng chịu tác động trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan.
Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu cốt lõi của thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập là tạo thuận lợi thương mại thông qua các quy định được đề cập trong các hiệp định một cách thực chất, từ góc độ hiện trạng thực tế hoạt động hải quan khu vực Tây Nguyên, hai nhóm vấn đề sau đây được xác định là thách thức lớn nhất mà Việt Nam cần tập trung thực hiện trong thời gian tới: là thực hiện Cơ chế hải quan Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN và Cơ chế phối hợp giữa Hải quan, các cơ quan biên giới và các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Về cơ chế Một cửa quốc gia, việc thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia gắn với quy trình hải quan điện tử là biện pháp được coi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại hiện nay. Do đó, việc Việt Nam hướng tới hiện thực hóa Cơ chế Một cửa quốc gia là cần thiết vì nhu cầu nội tại cũng như nhằm thực hiện ở mức cao mục tiêu của các Hiệp định thương mại tự do, hội nhập.
Để thực hiện hiệu quả cơ chế Một cửa, Ủy ban chỉ đạo quốc gia có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN, Cơ chế Một cửa quốc gia; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.
Về cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới, các cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Từ góc độ pháp luật, qua nghiên cứu nhận thấy, Việt Nam với các nghĩa vụ trong các Hiệp định thương mại tự do cho thấy hầu hết tất cả các vấn đề có
liên quan sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành ngoài Hải quan Việt Nam đều chưa đáp ứng được yêu cầu trong hội nhập.
Trên thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và các cơ quan biên giới khác với Hải quan nói chung và Hải quan Tây Nguyên nói riêng cũng là một trong những vấn đề vướng mắc nhất trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phịng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Việt Nam. Những nỗ lực để tạo thuận lợi thương mại nếu chỉ tập trung ở các thủ tục thực hiện bởi cơ quan hải quan thì hiệu quả nếu đạt được cũng sẽ rất hạn chế.
Vì vậy, bên cạnh việc sửa đổi pháp luật để thực thi các nghĩa vụ cụ thể trong các Hiệp định thương mại tự do liên quan tới sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Việt Nam rất cần có cách tiếp cận tập trung và tổng thể để thiết lập một Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan tới thủ tục hải quan ở tất cả các khía cạnh. Do đó, cùng với việc thiết lập Cơ chế Một cửa quốc gia, Việt Nam cần tập trung vào thiết lập Cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong các thủ tục liên quan tới hàng hóa XNK, cụ thẻ như sau:
- Xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về biên giới, Hải quan, cơ quan quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm thực thi các yêu cầu cụ thể liên quan tới kiểm soát chuyên ngành.
- Trong các quy định thiết lập cơ chế phối hợp giữa hải quan với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan biên giới có liên quan đến hoạt động XNK cần nêu rõ công việc cụ thể, trách nhiệm của từng cơ quan và biện pháp xử lý trong trường hợp một số cơ quan không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.