2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công tác thu thập và xử lý thông tin.
Hải quan Việt Nam đã áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thơng tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thơng quan theo các tiêu chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thơng quan, kiểm sốt hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp: khơng tn thủ pháp luật hải quan; có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao và qua lựa chọn ngẫu nhiên. Để thực hiện quản lý rủi ro tốt, cần xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro.
Tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan: là những đặc điểm về dấu hiệu của việc chấp hành pháp luật hải quan có thể xảy ra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; được cơ quan Hải quan lựa chọn, phân tích, tổng hợp để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hải quan. Để làm tốt công tác quản lý rủi ro, Hải quan cần xây dựng được các tiêu chí quản lý rủi ro. Các tiêu chí rủi ro chủ yếu để quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm:
- Bộ tiêu chí theo quy định của pháp luật hải quan, chính sách quản lý nhà nước về hải quan trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.
- Bộ tiêu chí phân tích là nhóm các chỉ số phản ánh về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
- Bộ tiêu chí tính điểm rủi ro là nhóm các chỉ số được tập hợp và tính tốn mức độ rủi ro dựa trên việc đánh giá và cho điểm rủi ro trước đối với các chỉ số tham gia vào q trình tính tốn.
- Bộ tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên là việc áp dụng phép toán xác suất, thống kê dựa trên các chỉ số liên quan để lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng kiểm tra theo tỉ lệ nhất định.
Hiện nay Hải quan Việt Nam sử dụng các tiêu chí phân loại theo: các tiêu chí tĩnh; tiêu chí động; tiêu chí lựa chọn sác xuất trong các hoạt động nghiệp vụ áp dụng quản lý rủi ro.
a) Tiêu chí t̃nh.
Tiêu chí tĩnh là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách áp dụng các phương pháp tính tốn dựa trên cơ sở thơng tin do cơ quan hải quan thu thập, phân tích. Tiêu chí tĩnh được đánh giá trước khả năng xảy ra rủi ro dựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do Hải quan thu thập..
Bộ tiêu chí t̃nh bao gồm 07 nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí ưu tiên; Nhóm
tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp; Nhóm tiêu chí phân loại hàng hố; Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ; Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh tốn; Nhóm tiêu chí loại hình xuất - nhập khẩu; và Nhóm các tiêu chí khác.
Mức độ rủi ro tổng thể của tập hợp các tiêu chí là tổng hợp mức độ rủi ro của các nhóm tiêu chí được tính tốn ứng với từng lơ hàng cụ thể (theo cơng thức tốn học); trong đó sử dụng trọng số đối với các nhóm tiêu chí được đánh giá là trọng điểm. Đánh giá, phân loại rủi ro để cho điểm đối với từng
tiêu chí, sau đó tính rủi ro theo hàm tốn học tính tốn mức độ rủi ro chung cho cả lô hàng.
n R = ki*ri
i = 1
Trong đó: R: mức độ rủi ro chung; ri: mức độ rủi ro của từng tiêu chí; ki : Trọng số rủi ro có thể điều chỉnh đối với từng tiêu chí (Tổng ki = hằng số k); n: là số tiêu chí. Sau khi tính tốn được mức độ rủi ro chung cho cả lô hàng; kết quả sẽ cho ra 3 mức độ đánh giá, phân loại:
1. Kiểm tra thực tế hàng hóa - Bắt buộc phải kiểm tra 2. Kiểm tra chi tiết hồ sơ - Cần xem xét lại 3. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ - Không phải kiểm tra
b) Tiêu chí động.
Tiêu chí động là các tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. Các tiêu chí này dựa trên các thơng tin trinh sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hố có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan.
Tiêu chí rủi ro động gồm:
- Thông tin phục vụ xác định doanh nghiệp đăng ký tờ khai: Doanh nghiệp giải thể; Doanh nghiệp cưỡng chế thuế; Danh mục hàng hoá cấm XK, cấm NK.
- Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan. - Doanh nghiệp được ân hạn thuế.
- Thông tin lựa chọn lô hàng phải kiểm tra thực tế bao gồm: Thông tin về chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh nhập cảnh cần phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hố; Thơng tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân.
Các cục Hải quan khu vực Tây Ngun đã hồn thiện và triển khai thơng tin hệ thống quản lý rủi ro giai đoạn 2, xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử theo nội dung tại Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ và Thơng tư 196/2012/TT- BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính; kế hoạch triển khai 06 Thông tư liên tịch về trao đổi, thu thập thơng tin giữa Bộ Tài chính (cơ quan Hải quan và Thuế) với 11 Bộ, Ngành, đồng thời thiết lập và triển khai thu thập thông tin qua đường dây nóng tiếp nhận thơng tin về vi phạm pháp luật hải quan; Hệ thống thông tin quản lý rủi ro trước thông quan (e - Manifest); Hệ thống thông tin vi phạm. Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1773/QĐ-BTC ngày 30/7/2013 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro của Hải quan giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn 2020”. Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin quản lý rủi ro trước thông quan E-manifest; nâng cấp Hệ thống thông tin vi phạm hải quan và xây dựng Quy chế quản lý, vận hành.
Về cơ bản các quy định về công tác thu thập xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ hải quan cơ bản phù hợp với các quy định quốc tế. Tuy nhiên hiện Hải quan Việt Nam đã thực hiện xử lý dữ liệu tập trung nhưng chưa xây dựng được Khung quản lý rủi ro theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới mà các nước phát triển đã và đang áp dụng.
2.2.2.2. Triển khai thu thập, xử lý thơng tin nghiệp vụ hải quan. a) Quy trình thu thập, xử lý thông tin.
Ngày 27/5/2010, Tổng cục Hải quan ban hành quyết định số 1075/QĐ- TCHQ quy định cụ thể quy trình thu thập, xử lý thơng tin nghiệp vụ hải quan của lực lượng chuyên trách thu thập, xử lý thơng tin, gồm 05 bước chính: Xác định nhu cầu thông tin; Thu thập thông tin; Xử lý thông tin; Phổ biến thông tin; Phản hồi thông tin.
Đối với công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro, ngày 29/6/2015, Bộ Tài chính đã có quyết định số 464/QĐ-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Trong đó, tại chương II đã có những quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro, tập trung vào các lĩnh vực:
- Thu thập, xử lý thông tin tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu. - Thu thập, xử lý thông tin người xuất nhập cảnh.
- Thu thập, xử lý thông tin tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh ở nước ngoài.
- Thu thập, xử lý thông tin doanh nghiệp làm đại lý thủ tục hải quan; doanh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh.
- Thu thập, xử lý thông tin doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan.
- Thu thập, xử lý thông tin doanh nghiệp kinh doanh vận tải. - Thu thập, xử lý thơng tin hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thu thập, xử lý thông tin phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
- Thu thập, xử lý thông tin kết quả tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thu thập, xử lý thông tin kết quả tiến hành thủ tục, kiểm tra đối với hành lý của người xuất nhập cảnh.
- Thu thập, xử lý thông tin kết quả tiến hành thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
- Thu thập, xử lý thơng tin kết quả hoạt động kiểm sốt hải quan. - Thu thập, xử lý thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan. - Thu thập, xử lý thông tin kết quả thanh tra chuyên ngành.
- Thu thập, xử lý thông tin kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác.
- Thu thập, xử lý thông tin vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
- Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính. -Phối hợp trao đổi thơng tin với cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan.
- Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro từ nước ngồi.
2.3.2.3. Kết quả thực hiện thu thập, xử lý thơng tin.
Từ 01/4/2014, cùng với việc triển khai thành công hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS, ngành hải quan đã cơ bản chuyển đổi các ứng dụng của ngành từ mơ hình xử lý dữ liệu phân tán sang tập trung, do vậy việc thu thập, xử lý thông tin cũng được tạo nhiều thuận lợi, cụ thể như:
- Hệ thống VNACCS/VCIS xử lý trên 99% lượng tờ khai, việc thu thập, xử lý thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện dễ dàng trên cơ sở dữ liệu tập trung ngay tại cơ quan Tổng cục Hải quan. Thông tin được cập nhật liên tục theo thời gian thực, phản ánh chính xác diễn biến, tình hình thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thông tin về việc chấp hành pháp luật hải quan của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được cập nhật kịp thời trên hệ thống QLVP14 đã giúp cho công tác thu thập, xử lý thông tin về doanh nghiệp được kịp thời, chính xác.
- Ngồi ra, các hệ thống vệ tinh về mã, giá, kế toán thuế, kiểm tra sau thơng quan, thơng tin nghiệp vụ kiểm sốt hải quan… cũng được triển khai xử lý dữ liệu tập trung đồng bộ với hệ thống thông quan điện tử.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, các đơn vị trong ngành hải quan đã chủ trì thu thập, xử lý thơng tin và xây dựng, ban hành các danh mục hàng hóa rủi ro, như: Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về chính sách quản lý; xuất xứ; chất lượng, dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm; mơi
trường; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về trị giá; phân loại; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; ma túy, tiền chất; vũ khí, chất phóng xạ; bn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.
Cụ thể trong công tác thu thập, xử lý thông tin:
Hàng năm Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên đều triển khai Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan và ban hành Kế hoạch của các Cục đóng trên địa bàn; Triển khai các quyết định về quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa TCHQ, giữa các Cục Hải quan với các lực lượng chức năng; Tiếp nhận và xử lý các vướng mắc đường dây nóng của doanh nghiệp; cập nhật bản tin bắt giữ vi phạm trên trang chủ Hệ thống QLVP14.
- Cơng tác xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí QLRR: Đề xuất áp dụng tiêu chí quy định với các Thông tư và các Quyết định của các Bộ, Ngành quy định về kiểm tra hàng hóa; thiết lập hơn 3000 chỉ số tiêu chí phân tích đối với doanh nghiệp và mặt hàng theo yêu cầu nghiệp vụ và các đơn vị chuyển giao vào hệ thống quản lý rủi ro.
Về công tác đánh giá rủi ro trong các l̃nh vực quản lý hải quan.
- Hàng năm Triển khai Kế hoạch kiểm soát rủi ro.
- Chuyên đề kiểm sốt rủi ro (KSRR), gồm: Xây dựng, trình Cục để trình Tổng cục ban hành Chuyên đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động hủy, sửa tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định số 57/QĐ-TCHQ ngày 29/02/2016. Thu thập thơng tin, phân tích rủi ro, đề xuất thiết lập tiêu chí kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các doanh nghiệp trọng điểm trong hủy, sửa tờ khai nhập khẩu một số mặt hàng gạch ốp lát, gỗ,... . Tổng hợp, phân tích thơng tin để xây dựng Chuyên đề kiểm sốt rủi ro đối với hàng gia cơng, sản xuất xuất khẩu; Chuyên đề kiểm soát rủi ro đối với hàng
giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; Chuyên đề kiểm soát rủi ro đối với hàng khai sai mã.
Về áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Xác định trọng điểm nhằm phân luồng kiểm tra trong thơng quan hàng hóa trên các mặt: Tiếp nhận thông tin từ Cục ĐTCBL về các container cần soi chiếu và phân luồng kiểm tra; Phân tích rủi ro, chuyển giao thơng tin cho các đơn vị để tiến hành kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ để tiến hành điều tra làm rõ;
Phát triển hệ thống phục vụ QLRR.
Hoàn thành nâng cấp các hệ thống thông tin nghiệp vụ QLRR; Tiếp nhận tài khoản của công chức thuộc các Chi cục Hải quan các tỉnh Tây Nguyên từ các hệ thống thông tin do đơn vị quản lý (Riskman, QLVP14, E- manifest, VCIS, MHS) cung cấp (nguồn Cục QLRR). Thực hiện cập nhật các hồ sơ vi phạm. Hiện tại đã đảm bảo việc đánh giá rủi ro, phân luồng hỗ trợ quyết định kiểm tra hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, với 100% số tờ khai;
- Đã thực hiện nghiêm túc việc cập nhật tiêu chí phân luồng và chuyển luồng kiểm tra; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, duy trì đảm bảo các yêu cầu kiểm soát việc tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi thương mại; với tỷ lệ kiểm tra hiện nay, xanh: 58,29%; vàng: 35,98%, đỏ 5,73% (trong thời gian từ
ngày 01/01 đến ngày 31/12/2018, nguồn Cục QLRR).
- Thiết lập được danh sách các văn bản theo từng chính sách quản lý; Phân loại theo nội dung quy định chính sách của từng văn bản; theo danh mục mã số HS. Thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới, hủy bỏ những văn bản hết hiệu lực. Nghiên cứu, rà sốt, phát hiện rủi ro trong chính sách quản lý và chuyển giao thông tin tới bộ phận xác định trọng điểm nghiên cứu lựa chọn kiểm tra các lơ hàng có độ rủi ro cao.
Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên đã tiến hành thu thập thông tin từ: (i) Nguồn cung cấp thơng tin chính thống (do doanh nghiệp khai báo); (ii) Nguồn thông tin từ cơng tác kiểm sốt, giám sát hải quan (nguồn tin từ việc không tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp mà hải quan và các cơ quan khác thu thập và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu hải quan); và
(iii) Nguồn thơng tin tình báo (thu thập được ở trong nước và ở nước ngoài, hoặc do các cơ quan khác hoặc hải quan nước ngồi cung cấp).
Các thơng tin này cũng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro,