Kiến nghị với các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 100 - 106)

- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã

3.3.3. Kiến nghị với các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Lực lượng Cơng an, Bộ đội biên phịng khu vực biên giới hỗ trợ Cục Hải quan Đắk Lắk, Hải quan Gia Lai – Kon Tm, đặc biệt là Chi cục Hải quan Buprăng, Chi cục hải quan Lệ Thanh, Chi cục Hải quan Bờ Y trong công tác điều tra, xử lý các vi phạm về pháp luật hải quan, đặc biệt là công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại và kiểm sốt ma t qua biên giới.

Với mục đích đó nội dung Quy chế phối hợp cần thực hiện giữa các lực lượng cụ thể như sau:

(i) Trao đổi thông tin, tài liệu, nghiệp vụ.

Cần thống nhất giữa các lực lượng thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu trên các lĩnh vực sau:

- Những chủ trương, quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động của các lực lượng; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi lực lượng liên quan đến công tác đấu tranh phịng chống tội phạm bn lậu, gian lận thương mại và ma tuý.

- Những tổ chức cá nhân sau khi nhập khẩu hàng hố khơng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh để chiếm đoạt tiền thuế; những doanh nghiệp nợ đọng thuế xuất nhập khẩu kéo dài, có dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền thuế xuất nhập khẩu.

- Phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ phục vụ quản lý rủi ro gồm: + Hải quan cung cấp kịp thời những thông tin nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng vi phạm pháp hải quan cho Bộ đội biên phịng và lực lượng

Cơng an về nội dung chuyển đổi phương thức quản lý hải quan, các quy định liên quan đến quản lý rủi ro, phối hợp triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lợi dụng quản lý rủi ro để buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác cung cấp thường xuyên, kịp thời cho Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum các thông tin về phương thức thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và các vi phạm khác về hải quan.

- Những sơ hở, thiếu sót hoặc những thay đổi trong thực hiện quy trình nghiệp vụ của ba lực lượng; tình hình, phương thức, thủ đoạn tội phạm trên phạm vi địa bàn và trên những tuyến, địa bàn trọng điểm; những thông tin liên quan đến công tác quản lý, phân luồng các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trong địa bàn có những biểu hiện nghi vấn và vi phạm pháp luật hải quan; những đối tượng có đường dây, ổ nhóm tội phạm có liên quan đến hoạt động, những khó khăn vướng mắc và kinh nghiệm trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm.

- Những thông tin của Cảnh sát quốc tế, của Tổ chức Hải quan thế giới và các tổ chức quốc tế khác có liên quan về hoạt động tội phạm quốc tế hoặc ngoài nước;

- Các tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ vụ việc khi có yêu cầu của mỗi bên; - Những tài liệu, thông tin phục vụ công tác tuyên truyền về pháp luật, về công

tác đấu tranh chống tội phạm, về gương người tốt việc tốt của mỗi lực lượng.

(ii) Hoạt động phối hợp.

Đây là mảng nghiệp vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, nhằm phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, đặc biệt là các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển

trái phép hàng hóa, chất ma tuý qua biên giới, Lực lượng Hải quan, Cơng an, Bộ đội Biên phịng cần tập trung phối hợp tốt các hoạt động sau:

- Khi có yêu cầu của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, các đơn vị chức năng của lực lượng Công an, Bộ đội Biên phịng trên địa bàn theo quy định có trách nhiệm phối hợp xác minh, điều tra, cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu yêu cầu, hỗ trợ lực lượng, phương tiện và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, kịp thời ngăn chặn, truy bắt, truy tìm tội phạm và hàng hố, phương tiện vi phạm;

- Trong q trình thực thi nhiệm vụ, khi Bộ đội Biên phịng, lực lượng Cơng an có yêu cầu tiến hành các hoạt động xác minh, điều tra bắt giữ tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động hải quan, thì Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum có trách nhiệm phối hợp xác minh, điều tra cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu theo yêu cầu.

- Với những chuyên án, vụ án do Đội Kiểm soát hải quan Cục Hải quan xác lập, điều tra, khi có yêu cầu phối hợp bằng văn bản và được Lãnh đạo Cơng an, Bộ đội Biên phịng phê duyệt, thì các đơn vị cảnh sát, bộ đội biên phòng được yêu cầu phải phối hợp tốt theo nội dung yêu cầu cụ thể của từng vụ việc. Trong trường hợp có hành vi bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang, cần thiết cần giữ người vi phạm trước khi làm thủ tục bàn giao vụ án, các đơn vị hải quan có văn bản gửi người tạm giữ tại các đơn vị có nhà tạm giữ của Công an các tỉnh hoặc các đơn vị chức năng thuộc Cơng an các tỉnh. Các đơn vị này có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý người tạm giữ do Hải quan chuyển đến. Việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý người bị tạm giữ phải tuân thủ quy định của pháp luật.

- Đối với những vụ án phức tạp, đối tượng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, do Hải quan phát hiện, thì cơ quan hải quan tiến hành điều

tra ban đầu theo thời gian cho phép của pháp luật, sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Cơng an đồng thời có trách nhiệm giữ bí mật nguồn tin.

- Những vụ án sau khi kết thúc điều tra và có kết luận chung, nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc những vụ vi phạm hành chính mà các bên phối hợp điều tra cần có sự bàn bạc, thống nhất hình thức và mức độ xử lý. Nếu không thống nhất được cần báo cáo lên lãnh đạo cấp trên.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nhận thức chính trị cho cán bộ, cơng chức, chiến sĩ của các lực lượng để xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đủ trình độ, năng lực chun mơn, bản lĩnh chính trị đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

- Định kỳ, các bên cần thông báo bằng văn bản cho nhau biết các đối tượng vi phạm hoặc có biểu hiện vi phạm về hoạt động bn bán trái phép và gian lận thương mại.

- Hàng năm, các lực lượng cần tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quy chế theo hình thức luân phiên, có chế độ khen thưởng (đột xuất, định kỳ) cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế phối hợp cũng như xử lý những vụ việc đột xuất xảy ra tại cửa khẩu.

KẾT LUẬN

Đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề trong công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và kiểm soát sự tuân thủ của doanh nghiệp, Hải quan Việt Nam nói chung, Hải quan các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói riêng đã và đang từng bước phối hợp với các Bộ, Ngành tích cực hồn thiện cơ sở pháp lý, phối hợp hành động, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong phịng chống bn lậu và gian lận thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, hiện đại hóa. Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà

nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên” góp phần làm cơ sở để Tổng

cục Hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu trên.

Chương 1, Luận văn trình bày những khái niệm cơ bản quản lý nhà nước về phịng chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quản lý cũng như nội dung cơ bản hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước, các Cục Hải quan biên giới phía bắc và Hải quan Đồng Nai, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Chương 2, Luận văn đã tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, những tồn tại, bất cập, chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ hải quan của Hải quan các tỉnh khu vực Tây Nguyên cũng như những hạn chế về cở sở pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với các quy định quốc tế.

Chương 3, Luận văn đã đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cụ thể về:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy tạo lập môi trường pháp lý thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên.

- Đổi mới căn bản phương thức thu thập và xử lý thông tin trước thông quan (chi tiết tại phụ lục số 4).

- Đưa ra các giải pháp cụ thể trong các hoạt động kiểm soát hải quan kiểm tra xuất xứ, trị giá, mã số hàng hóa cũng như kiểm tra sau thơng quan và hoạt động kiểm tra chuyên ngành.

- Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị Hải quan chuyên trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đơn vị hải quan khác có liên quan.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng và hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhà nước về hải quan thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Qua nghiên cứu cho thấy còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục theo dõi, cập nhật, phân tích và đánh giá để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan từ thực tiễn khu vực Tây Nguyên. Do thời gian và khả năng có hạn, nên nội dung luận văn chắc chắn cịn có những hạn chế nhất định. Học viên rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các Thầy, các nhà quản lý, các nhà khoa học và các đơn vị, cá nhân quan tâm đến vấn đề này để học viên có thể tiếp tục hồn hiện và phát triển trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)