Các quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 74 - 78)

- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã

3.1. Các quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

NGUYÊN

3.1. Các quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hảiquan. quan.

3.1.1. Bối cảnh.

Tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường; khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Tự do hóa thương mại, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trên mọi phương diện. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng nhiều, với mức độ tự do hóa ngày càng sâu, rộng, đặc biệt là các FTA thế hệ mới (FTAs) dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan, tạo sự chuyển dịch sản xuất giữa các quốc gia nhằm mục đích hưởng ưu đãi ở mức độ cao nhất, đồng thời lưu thơng hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ gia tăng nhanh chóng. Song song với việc dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan, các nước tăng cường bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật.

Đảng và Nhà nước luôn quyết tâm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững. Cơng tác cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách hiện đại hóa ngành, lĩnh vực nói riêng trong thời gian tới cần tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện để đáp ứng tốt u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Đảng xác định rõ định hướng phát triển thương mại hội nhập cùng thế

giới đến năm 2020 khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập khẩu cả về quy mô và tỷ trọng, phấn đấu cân bằng xuất khẩu. Như vậy, vấn đề đảm bảo an ninh, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái trong hoạt động XNK và các hoạt động tạo thuận lợi thương mại… sẽ tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động của cơ quan hải quan.

Về địa bàn Tây Nguyên, là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng

Nam, phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,

phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và

Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nơng chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Cịn Lâm Đồng khơng có đường biên giới đường bộ, nhưng có cảng hàng khơng quốc nội và hiện đang được phép phục vụ các chuyến bay quốc tế.

Về kinh tế, so với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống cịn thấp. Tuy nhiên, Tây Ngun có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hec ta đất bazan màu mỡ, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà phục tiêu

dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, cũng có những mặt tiêu cực có thể là mầm mống gây nên những xung đột Kinh-Thượng thường trực nén sâu trong tâm tư người dân tộc: Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng gia tăng.

Về cơng tác kiểm sốt hải quan giai đoạn 2011 đến nay được đẩy mạnh: hoàn thiện cơ chế pháp lý đầy đủ, thống nhất từ Luật tới các văn bản hướng

dẫn thi hành; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan theo ngành dọc từ Trung ương tới cơ sở; Xây dựng và triển khai hiệu quả nhiều đề án lớn nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm soát hải quan theo hướng chuyên sâu – chuyên nghiệp – hiệu quả; Công nghệ thông tin, các kỹ thuật quản lý hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được ứng dụng , phục vụ hiệu quả hoạt động nghiệp vụ; Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống thu thập thơng tin tình báo và các hệ thống kiểm sốt, cảnh báo trức tuyến; Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch, xác lập chuyên đề, chuyên án đấu tranh hiệu quả với các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm; các mặt hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng có thuế suất cao, hàng bách hóa, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm về mơi trường, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng; công tác phối hợp giữa hải quan với các lực lượng chức năng được tăng cường thông qua việc ký kết các quy chế phối hợp lực lượng với Bộ đội Biên phịng, Cảnh sát biển, Cơng an …

Tổng cục Hải quan đã chủ động, tích cực tham mưu cho Bộ Tài chính, Chình phủ thành lập và triển khai nhanh chóng, chất lượng mơ hình tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 quốc gia) và Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo; Giúp lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan thực hiện tốt vai trò thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các địa phương về đấu tranh phịng, chống bn lậu.

Đối với Hải quan các tỉnh Tây nguyên, trong những năm qua đã yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc mà nòng cốt là Đội Kiểm sốt Hải quan triển khai, thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo

389 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum và các bộ, ngành có liên quan trong cơng tác đấu tranh phịng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm sốt hải quan; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn như Công an, Bộ đội Biên phịng, quản lý thị trường và chính quyền các địa phương để triển khai, tổ chức thực hiện cơng tác tuần tra, kiểm sốt hải quan, kết hợp với tuyên truyền, vận động quần chúng, cư dân trên địa bàn biên giới cùng tham gia phịng, chống bn lậu, cung cấp thông tin, tố giác tội phạm; thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế với Hải quan, lực lượng bảo vệ biên giới Lào, Campuchia để trao đổi thơng tin, nắm tình hình phục vụ cơng tác. Do vậy, trong năm 2018, lực lượng kiểm soát hải quan của các Cục Hải quan các tỉnh Tây Nguyên đã chủ trì, phối hợp, bắt giữ xử lý 134 vụ vi phạm pháp luật hải quan, nộp ngân sách 548 triệu đồng.

Việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong thời gian qua của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan các tỉnh Tây Nguyên nói riêng đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, hàng giả, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Tuy vậy từ năm 2011 đến nay, bên cạnh những thành tích đạt được, cơng tác kiểm sốt hải quan vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế:

- Thẩm quyền của lực lượng Kiểm soát Hải quan chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Dưới áp lực về khối lượng và thời gian lưu thơng hàng hóa ngày càng tăng, phương thức thông quan ngày càng hiện đại; địa bàn quản lý của một số hải quan biên giới trải dài, phức tạp, nhiều đường mòn, lối mở; các đối tượng hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh nên việc kiểm sốt, ngăn chặn, bắt giữ gặp nhiều khó khăn do lực lượng kiểm sốt còn mỏng, các trang thiết bị hiện đại phục vụ kiểm soát như thiết bị soi chiếu hàng hóa cịn thiếu, kinh phí phục vụ đấu tranh với tội phạm, chống bn lậu còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Việc áp dụng việc giám sát trực tuyến mới được thực hiện ở bước đầu và tại một số điểm nên khả năng hỗ trợ kiểm sốt vẫn cịn hạn chế;

- Công tác phối hợp, cung cấp thông tin giữa các đơn vị chưa đạt được hiệu quả cao. Nguồn nhân lực dành cho công tác phân tích đánh giá số liệu cịn mỏng, hạn chế gây khó khăn cho cơng tác kiểm sốt hải quan;

- Hệ thống báo cáo của các chương trình nghiệp vụ chưa cung cấp được nhiều thông tin cho lực lượng kiểm sốt trong các cơng tác nghiệp vụ có liên quan.

3.1.2. Các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về chốngbuôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả của hải quan các tỉnh vùng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)