Kinh nghiệm thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ của một số nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 35 - 37)

nước.

Việc thực hiện thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan của các nước chủ yếu được thực hiện tại Cục chống buôn lậu và gian lận thương mại. Việc thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan được thực hiện ở cả trung ương và ở địa phương.

Nguồn thông tin phục vụ quản lý rủi ro được Hải quan một số nước như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc xác định từ 3 nguồn chính:

(i) Nguồn cung cấp thơng tin chính thống (do doanh nghiệp khai báo); (ii) Nguồn thông tin từ công tác kiểm soát, giám sát hải quan đưa lại (nguồn tin từ việc không tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp mà hải

quan và các cơ quan khác thu thập và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu hải quan); và

(iii) Nguồn thơng tin tình báo (thu thập được ở trong nước và ở nước ngoài, hoặc do các cơ quan khác hoặc hải quan nước ngoài cung cấp).

Nhằm thực hiện tốt công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ, các nước đã tập trung quản lý trong lĩnh vực: Thu ngân sách; An ninh quốc gia; Bảo vệ cộng đồng; Tạo thuận lợi thương mại; Thu thập dữ liệu thương mại. và được thực hiện trên toàn bộ chuỗi cung ứng, nhiều tầng, nhiều lớp của các chủ thể quản lý, cũng như công tác thu thập thông tin quản lý của hải quan.

Về cơ cấu tổ chức:

(i) Hải quan Trung Quốc. Cơ cấu lực lượng tình báo chống bn lậu - Hải quan Trung Quốc gồm 03 cấp: Phịng tình báo thuộc Cục Chống bn lậu – Cao uỷ Hải quan Trung Quốc, Phịng tình báo thuộc Cục Chống bn lậu - Hải quan địa phương và đơn vị tình báo thuộc phân cục Hải quan địa phương. Hiện nay cán bộ chun trách làm cơng tác tình báo của Hải quan Trung Quốc hơn 600 người. Hải quan Trung Quốc cũng đã có tuỳ viên Hải quan tại Bỉ, Hoa Kỳ, Hồng Kơng.. Trong thời gian 2015, lực lượng tình báo của Hải quan Trung Quốc đã góp phần phát hiện và xử lý 80% vụ án trong cả nước và 90% các vụ án về ma tuý.

b) Hải quan Nhật Bản. Lực lượng tình báo của Hải quan Nhật được cơ

cấu theo 02 cấp: Trung ương và Hải quan vùng. Tại Trung ương, đơn vị tình báo và phân tích tác nghiệp được đặt tại Hải quan Tokyo với biên chế khoảng 70 nhân viên. Cơng tác tình báo bao gồm các lĩnh vực: Phân tích thơng tin tình báo về ma t và vũ khí; Phân tích xu hướng; Thơng tin tình báo về khủng bố và ma tuý; Gian lận thương mại và sở hữu trí tuệ. Hải quan Nhật Bản có văn phịng tình báo quốc tế để thực hiện thu thập, trao đổi và xử lý các thơng tin tình báo với các cơ quan Hải quan và các tổ chức thực thi pháp luật nước ngoài.

c) Hải quan Pháp

Hệ thống tình báo được tổ chức theo hệ thống dọc gồm 02 cấp: tại cấp Tổng cục có Cục tình báo, cấp vùng (10 Hải quan vùng) có 01 phịng tình báo/1 vùng. Hệ thống tình báo của Hải quan Pháp được thành lập và hoạt động từ năm 1987 và ngày càng được cải cách và hiện đại hoá theo yêu cầu của nhiệm vụ mới. Nhiều chức năng, nhiệm vụ được bổ sung, cùng với việc trao thêm nhiều quyền lực cho lực lượng này để nâng cao năng lực hoạt động tình báo Hải quan. Cục tình báo thực hiện hoạt động tình báo và xác định trọng điểm theo từng lĩnh vực ở mức độ chuyên sâu và đảm nhận vai trị điều phối thống nhất tồn bộ các hoạt động kiểm tra, điều tra và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở phạm vi toàn ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động Hải quan. Hải quan Pháp có hệ thống tuỳ viên Hải quan rộng khắp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)