Giải pháp về tổ chức công tác phối hợp, công tác tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 95 - 99)

- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã

3.2.3. Giải pháp về tổ chức công tác phối hợp, công tác tuyên truyền.

3.2.3.1. Về tổ chức, đào tạo, thanh tra.

Tăng cường theo dõi, quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức, nhân viên hải quan, chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức công vụ, năng lực của công chức, người lao động; thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc chấp hành và thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc, quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam, thường xuyên duy trì và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính tại đơn vị.

Xây dựng kế hoạch và thành lập Tổ kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam; ban hành kế hoạch giám sát, kiểm tra đột xuất việc chấp hành Quy chế hoạt động công vụ của công chức, nhân viên trong đơn vị; Ban hành các Quyết định quy định nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ phận tham mưu thuộc Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát Hải quan, giao địa bàn quản lý cụ thể cho các Chi cục Hải quan; ban hành kế hoạch điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác; rà sốt, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2016 - 2021, xây dựng quy hoạch giai đoạn 2021-2026; tiếp tục kiện toàn các Ban, Tổ thuộc Cục, các Chi cục Hải quan. Đề xuất thành lập đội nghiệp vụ trực thuộc Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuật sẵn sàng cho việc thực hiện làm thủ tục hải quan khi cửa khẩu Đắk Ruê đi vào hoạt động.

Kiện toàn các ban chỉ đạo của các Cục: Ban Cải cách, hiện đại hóa, ban Biên tập Website Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, Hải quan Gia Lai – Kon Tum, kiện toàn Tổ triển khai đo thời gian giải phóng hàng XNK tại các Chi cục Hải

quan; thành lập nhóm triển khai các hoạt động đổi mới quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm giai đoạn 2018 - 2020.

Tăng cường cơng tác kiểm tra nội bộ (bình qn mỗi quý 01 lần) về việc chấp hành pháp luật hải quan, công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế hoạt động cơng vụ, phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm tại các đơn vị thuộc, trực thuộc. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; duy trì hịm thư, hộp thư góp ý, đường dây nóng tại Cục và các Chi cục Hải quan.

Cử công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn trong và ngồi ngành phục vụ u cầu cơng tác, phấn đấu mỗi cán bộ công chức phải được cập nhật kiến liên quan đến công tác quản lý, nghiệp vụ hải quan thức tối thiểu mỗi năm 01 lần.

3.2.3.2. Công tác phối hợp, hợp tác, tuyên truyền.

Các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp thống nhất cùng sử dụng một dữ liệu thơng tin dưới dạng chuẩn hóa và các doanh nghiệp chỉ phải khai báo một lần tới hệ thống một cửa quốc gia. Các vấn đề của công dân hay cộng đồng doanh nghiệp giao dịch, hệ thống sẽ tự động gửi đến các Bộ, Ngành có liên quan. Khi xử lý một vấn đề, hệ thống của các Bộ, Ngành sẽ xử lý đồng thời và hồi đáp lại phía cơ quan giải quyết trên cơ sở ý kiến giải quyết của tất cả các Bộ, Ngành. Các Bộ, Ngành phải chuyển đổi phương thức quản lý thủ cơng sang áp dụng CNTT và tự động hóa, đồng thời vấn đề quan trọng là phải xây dựng một cơ chế phối hợp và cung cấp thông tin hiệu quả hơn giữa các Bộ, Ngành.

Về cơ sở vật chất, hướng tới tại các khu vực cửa khẩu, Bộ Tài chính cần trang bị đầy đủ trang thiết bị (kể cả trang thiết bị phục vụ các đơn vị khác trong khu vực cửa khẩu) để kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu mà không cần lấy mẫu gửi về các trung tâm để kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng kém chất lượng....

Các Bộ, Ngành cần có thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành. Hướng tới thực hiện đa phần kiểm tra chuyên ngành được kiểm tra sau thơng quan, có bộ phận làm cơng tác kiểm tra chun ngành về vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm cơ động để đảm bảo hoạt động thông quan nhanh.

Về hợp tác Hải quan: đẩy mạnh hợp tác về hải quan giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước, đặc biệt với Hải quan Campuchia và Hải quan Lào trên các phương diện:

- Chia sẻ thông tin về các thông lệ tốt nhất về quản lý tuân thủ hải quan, hợp tác trong hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng năng lực quản lý tuân thủ, và tăng cường tính hiệu quả của quản lý tuân thủ.

- Trao đổi thơng tin với mục đích xác minh tờ khai xuất nhập khẩu trong trường hợp có căn cứ hợp lý để nghi ngờ độ trung thực và chính xác của tờ khai, số lượng tờ khai xuất khẩu tương ứng với tờ khai nhập khẩu trong yêu cầu…

- Bảo vệ và bảo mật thông tin được thông qua ký các Bản ghi nhớ, Nghị định thư hoặc thỏa thuận song phương;

- Thống nhất giờ mở cửa khẩu với Campuchia, Lào. Nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thời gian thông quan;

- Tăng cường giúp đỡ, trao đổi thông tin trong hoạt động giám sát hải quan, tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm và gian lận thương mại tại cửa khẩu. Thiết lập đường dây liên lạc nóng giữa Hải quan hai cửa khẩu;

- Thường xuyên tiến hành giao ban, trao đổi thông tin về tội phạm ma túy, đặc biệt là ngăn chặn, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới và các tình hình khác có liên quan cũng như hỗ trợ các lực lượng, phương tiện trong triển khai các biện pháp đấu tranh cụ thể khi được yêu cầu;

- Hàng năm cần tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác và đề ra những giải pháp cụ thể trong hoạt động hợp tác giữa hải quan ở cửa khẩu cũng như Hải quan cấp Cục, cấp Chi cục.

- Tiến tới thực hiện theo kiểm tra một một lần, một điểm dừng theo tinh thần của Hiệp định GMS.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phịng, chống bn lậu, phịng, chống bn bán, vận chuyển trái phép và sử dụng ma tuý là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Để làm tốt cơng tác này, ngồi việc phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến các quy định của pháp luật về cơng tác phịng, chống bn lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai-Kon Tum cần thực hiện các việc sau:

(i)Phổ biến, quán triệt thực hiện Luật Hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về Hải quan cũng như các văn bản liên quan đến quản lý biên giới. Các văn bản này không chỉ quán triệt đến cán bộ, công chức hải quan trong Đội kiểm soát, Chi cục hải quan mà cần được quán triệt đến tồn thể cán bộ, cơng chức hải quan trong toàn Cục. Đồng thời mỗi cán bộ, cơng chức hải quan phải có trách nhiệm tun truyền đến nhân dân trong địa bàn quản lý. Trong đó, cần lưu ý theo quy định của pháp luật hiện hành, thầm quyền của cơ quan hải quan chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chẳng hạn như thẩm quyền điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự của cơ quan hải quan trong cơng tác đấu tranh chống bn lậu cịn bị hạn chế, do pháp luật hiện hành chỉ quy định cho cơ quan hải quan có thẩm quyền điều tra theo tố tụng hình sự đối với tội “buôn lậu”, các thẩm quyền điều tra các tội về “trốn thuế’, “ma túy”,… chưa được quy định.

(ii) In và phát tờ rơi, tài liệu phổ biến tuyên truyền trong địa bàn hoạt động hải quan của Hải quan cho quần nhân dân và khách xuất nhập cảnh để

quần chúng và hành khách nhận thấy rõ tác hại của buôn lậu, của ma tuý, không sử dụng, không tham gia tiếp tay buôn bán lậu, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới, tích cực tố giác tội phạm sử dụng, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ma tuý trong địa bàn hoạt động của Hải quan cho cơ quan Hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)