Giải pháp thực hiện nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 85 - 95)

- Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã

3.2.2. Giải pháp thực hiện nghiệp vụ.

3.2.2.1. Giải pháp cho các hoạt động quản lý giám sát, kiểm sốt hải quan.

a) Tăng cường quản lý trước thơng quan.

Thực hiện quản lý trước thông quan không những chỉ chia sẻ áp lực công việc với giai đoạn thơng quan mà cịn giúp cho khâu thông quan và kiểm tra sau thông quan được tốt hơn. Quản lý trước thông quan của Hải quan các tỉnh Tây Nguyên tập trung vào 02 vấn đề cơ bản:

- Thu thập thông tin nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý rủi ro;

- Thực hiện phán quyết trước về phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và trị giá hải quan.

(Chi tiết về giải pháp công tác quản lý trước được đề cập tại phụ lục số 4).

b) Thực hiện tốt hệ thống Một cửa quốc gia.

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã thực hiện thông quan tự động thơng qua hệ thống VNACCS/VCIS và đã tích hợp vào Hệ thống một cửa quốc gia. Có thể khẳng định cơng tác tổ chức vận hành hệ thống có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải cách nền hành chính, mà con dấu, cái cửa thuộc lĩnh vực này. Kinh nghiệm cho thấy, muốn thực hiện cơ chế “một cửa” phải thắng được tư tưởng cát cứ, chia cắt, độc quyền… Những tư tưởng này rất xa lạ với việc tổ chức một nền hành chính thơng suốt. Thực hiện “một cửa” phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy làm việc. Không chỉ làm động tác sắp xếp lại phòng ốc, chỗ ngồi, địa điểm tiếp công dân… mà là công việc bố trí lại nhân sự, phân định lại thẩm quyền của từng cá nhân, từng tổ chức trong bộ máy. Công việc này nói chung đụng chạm đến thói quen, thứ bậc, vốn là những vấn đề nhạy cảm, tế nhị thường được tránh né. “Một cửa” đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chun mơn hố đội ngũ cơng chức. Những quy định về cơng khai hố các

quy trình thủ tục, lệ phí… là những cơng việc khơng dễ dàng được chấp nhận, từ bỏ đặc quyền của những cơng chức thích tồn tại cơ chế “xin-cho”. Nếu khơng tổ chức một cửa thì khơng thể nào hố giải được “mê hồn trận” trong việc cấp phép, kiểm tra chất lượng… của các Bộ, Ngành. Số liệu điều tra cho thấy có đến 60% ý kiến của người dân lo lắng khi đến cơ quan công quyền là phải chờ đợi mất thời gian. Chính phủ đã cam kết tổ chức thực hiện “một cửa” có nghĩa là đã cam kết xố bỏ cơ chế “xin-cho”, cơ quan nhà nước đóng vai trị người cung cấp dịch vụ hành chính cơng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động của nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hiện nay đã có Ủy ban tạo thuận lợi thương mại và cơ chế Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN do phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban, trong đó thường trực là Bộ tài chính (nịng cốt là Tổng cục Hải quan) nên Tổng cục Hải quan cần thực hiện tốt vai trò này để vận hành hệ thống Một cửa quốc gia. Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum cần vận động DN và các cơ quan liên quan thực hiện tốt cơ chế Một cửa quốc gia.

c) Sử dụng các chứng từ điện tử.

Ứng dụng mạnh mẽ CNTT hơn nữa vào hoạt động nghiệp vụ hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thiểu giấy tờ, giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực quản lý nhà nước của Hải quan. Để làm điều này, cần nâng cấp hệ thống thông quan điện tử, hệ thống thơng tin quản lý cơ sở dữ liệu giá tính thuế, quản lý cơ sở dữ liệu danh mục biểu thuế và phân loại mức thuế, hệ thống thông tin quản lý rủi ro để kết nối/chuyển đổi dữ liệu với hệ thống VNACCS/VCIS. Thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử như nộp hồ sơ điện tử, C/O điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử. Việc trao đổi này được thực hiện trên thống Một cửa quốc gia.

d) Nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa,hàng giả,hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm về xuất xứ của hàng hố. Khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ cần thiết để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu dựa trên các quy định về kiểm tra xác nhận xuất xứ của hệ thống pháp luật Việt Nam và các quy định của FTAs mà Việt Nam là thành viên.

Đối với hàng hố nhập khẩu đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm sốt thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hố thực hiện theo thơng báo của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế tại thời điểm đó.

Khi kiểm tra xác định xuất xứ hàng hố, cơng chức hải quan phải ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hoá trên tờ khai hải quan theo qui định (kể cả chứng nhận xuất xứ điện tử).

Trong công tác kiểm tra, xác minh, xác định xuất xứ, Hải quan các tỉnh Tây Nguyên cũng như doanh nghiệp phải nắm rõ các mẫu “Giấy chứng nhận xuất xứ” khi mẫu Giấy chứng nhận có sự thay đổi hoặc ra đời mẫu mới.

Tăng cường kiểm sốt hàng giả,hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thơng qua việc nâng cao khả năng nhận biết vè hàng giả và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Hoạt động kiểm tra sau thông quan không chỉ là việc thu hồi số tiền thuế cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng hơn thông qua hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan giúp doanh nghiệp phát hiện các sai sót trong áp dụng chính sách pháp luật để kịp thời khắc phục, tránh kéo dài sai sót.

Để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, Hải quan các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên ban hành kế hoạch KTSTQ, đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan hàng năm từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Lực lượng KTSTQ cần tập trung kiểm tra các doanh nghiệp thuộc danh sách doanh nghiệp trọng điểm KTSTQ, các mặt hàng trọng điểm và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công KTSTQ. Đặc biệt cần chú ý nhiều nhất đến gian lận trị giá, phân loại và xuất xứ hàng hóa. Việc nâng cao nghiệp vụ xác định trị giá, phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa cũng như xác định định mức đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu cần được tăng cường.

Đẩy mạnh hoạt động KTSTQ tạo thuận lợi cho việc thơng quan, cũng góp phần thực hiện tốt các quy định của FTAs mà Việt Nam đã ký kết.

3.2.2.3. Giải pháp chống thất thu ngân sách.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp quản lý, chống buôn lậu - gian lận thương mại và chống gian lận qua giá là một trong những nội dung quan trọng mà Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phải chủ trì thực hiện nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trước hết, Hải quan Tây Nguyên cần quán triệt tinh thần xử lý nghiêm, dứt điểm, đảm bảo không thất thu ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp nợ thuế; đôn đốc thu kịp thời các khoản thuế nợ đọng, các khoản phải

thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và

các cơ quan bảo vệ pháp luật; thành lập Ban đôn đốc thu hồi nợ đọng, Tổ đôn đốc thu hồi nợ đọng tại các Chi cục,… Bên cạnh đó, cần có sự cố gắng, nỗ lực của từng cán bộ, công chức làm công tác đôn đốc, thu hồi nợ như: vận động doanh nghiệp nợ thuế hồn thành nghĩa vụ của mình với nhà nước, giải thích cho doanh nghiệp biết quyền lợi và trách nhiệm của mình, phối hợp với doanh

nghiệp trong việc tháo gỡ và xử lý những khoản nợ ảo, nợ treo mà doanh nghiệp đang vướng mắc treo trên hệ thống VNACCS/VCIS, Kế toán tập trung … lập hồ sơ phân loại nợ đối với các khoản nợ mà khơng có khả năng thu hồi được để chuyển cơ quan cảnh sát điều tra, báo cáo lãnh đạo Tổng cục Hải quan xem xét xóa nợ thuế đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện xóa nợ..

Tiếp đó, cần tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp liên quan đến chống gian lận thuế qua giá. Cụ thể:

(i) Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về trị giá hải quan, chống trợ giá trên cơ sở xây dựng cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Về xác định trị giá, ấn định thuế: Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thì yêu cầu doanh nghiệp khai bổ sung, trường hợp doanh nghiệp khơng khai bổ sung thì cơ quan hải quan ban hành Quyết định ấn định thuế.

(ii) Đẩy mạnh cơ chế tự khai, tự xác định trị giá tính thuế và quy trình quản lý giá tính thuế hàng hố nhập khẩu, điều này phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, nâng cao ý thức tự giác khai báo của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận thuế qua việc tự xác định trị giá tính thuế cần tiếp tục hoàn thiện và thiết lập hành lang pháp lý cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xác định trị giá khai báo như: trưng cầu thẩm định giá tại các trung tâm thẩm định giá, sử dụng thông tin giá do cơ quan tham tán thương mại, cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các nước cung cấp.

(iii) Về công tác tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến trị giá tính thuế, tránh việc lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khai báo trị giá hàng hố rất thấp so với thực tế hoặc mơ tả sai hàng hố. Để khắc phục được tình trạng này cần phải có sự tham gia hỗ trợ đắc lực của hệ thống các cơ quan thuế, hệ thống ngân hàng, cơ quan Công an…bởi sự hợp tác của các cơ quan này một mặt góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi

gian lận, trốn thuế. Để đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai thực hiện các văn bản này, cần quan tâm các nội dung sau:

- Đối với Ngân hàng: phối hợp trong việc cung cấp các tài liệu liên quan đến thanh tốn lơ hàng xuất nhập khẩu phục vụ kiểm tra xác định trị giá tính thuế.

- Đối với cơ quan thuế nội địa: phối hợp trong việc kiểm tra tính chính xác của các nội dung trên tờ khai hải quan với các sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp mà cơ quan thuế thu thập được; đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin với cơ quan thuế để kiểm tra việc bán hàng sau thông quan của doanh nghiệp.

- Đối với Bộ Công an: phối hợp trong việc thực hiện truy thu thuế sau tham vấn giá, sau kiểm tra tính thuế, thu hồi nợ đọng thuế cũng như việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu trên địa bàn.

- Trong hoạt động nghiệp vụ cần:

+ Tổ chức thực hiện tham vấn, kiểm tra sau thông quan, đảm bảo quản lý thống nhất trong công tác kiểm tra, xác định trị giá;

+ Bố trí, phân cơng các cán bộ, cơng chức đã được đào tạo về trị giá, có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thực hiện cơng tác tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan;

+ Tổ chức các lớp đào tạo thực tế, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác giá tại đơn vị;

+ Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác kiểm tra, xác định trị giá trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện khơng đúng quy định.

+ Hàng ngày thực hiện rà soát dữ liệu trên hệ thống GTT02 để phát hiện các trường hợp có giá khai báo thấp nhưng khơng thực hiện đánh dấu nghi

vấn và thực hiện tham vấn, kiểm tra sau thông quan, xác định trị giá, cập nhật dữ liệu khơng đúng quy định để có chỉ đạo trên hệ thống GTT02 hoặc chỉ đạo bằng văn bản.

+ Thường xuyên rà soát đề xuất với TCHQ xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục quản lý rủi ro về trị giá cho phù hợp với thực tiễn.

+ Tăng cường kiểm tra sau thơng quan về trị giá, khơng để tình trạng chấp nhận trị giá, xác định trị giá thấp khơng đúng quy định, khơng để tình trạng tồn đọng các hồ sơ không được kiểm tra sau thông quan .

+ Đối với trường hợp thực hiện không đúng quy định pháp luật thuế thì kiên quyết xử lý vi phạm.

+ Triển khai chương trình GTT02 theo các yêu cầu nghiệp vụ và phục vụ công tác quản lý trị giá.

(iv) Thường xuyên cập nhật và truy cập dữ liệu về giá. Bên cạnh đó, phải tăng cường cơng tác phối kết hợp với Hải quan địa phương khác trong việc trao đổi thông tin về trị giá.

(v) Tăng cường phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ: Giá - Kiểm tra sau thông quan - Điều tra chống buôn lậu.

Để công tác quản lý giá (phòng nghiệp vụ) đạt được kết quả cao cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bộ phận: Giá - Kiểm tra sau thông quan

- Điều tra chống bn lậu (Đội kiểm sốt) trên các mặt: thông tin; tác nghiệp; và biện pháp xử lý... Cụ thể bộ phận giá phải đưa ra được những thông tin xác thực nhất về đối tượng và hành vi gian lận thuế qua trị giá bằng việc tích cực tìm kiếm thơng tin, chủ động tham khảo thông tin từ bộ phận điều tra chống bn lậu để thực hiện có hiệu quả việc bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp khi có nghi ngờ. Đối với bộ phận kiểm tra sau thông quan,

chủ động các kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp khi có thơng tin từ bộ phận giá chuyển sang.

(vi) Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, kiểm tra trị giá tính thuế Thực tế cho thấy, hiện nay các lớp đào tạo, tập huấn về xác định trị giá tính thuế hầu hết chưa chú ý đến đào tạo kỹ năng nên trình độ của nhiều cơng chức vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn làm công tác giá. Đặc biệt đối với các công chức làm công tác giá ở cấp Chi cục cần được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về trị giá hải quan bởi họ là những người trực tiếp tư vấn và kiểm tra xác định trị giá tính thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

3.2.2.4. Giải pháp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

Để làm tốt cơng tác kiểm sốt hải quan, Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên cần thực hiện:

(i) Tuyên truyền vận động quần chúng.

Tăng cường tuyên truyền, thuyết phục, hướng dẫn quần chúng rộng rãi, cá biệt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, đơn vị và quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tạo điều kiện, giíup đỡ cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan và phục vụ thu thập, xử lý htông tin nghiệp vụ hải quan.

(ii) Tuần tra hải quan.

Thường xuyên thực hiện tuần tra hải quan bí mật hoặc cơng khai trên cơ sở tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện trong phạm vi địa bàn cụ thể để kiểm tra, kiểm soát nhằm phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

(iii) Điều tra nghiên cứu nắm tình hình.

Tích cực thực hiện điều tra nghiên cứu nắm tình hình, thu thập, nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)