Tổ chức thực hiện đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pham thu hien luan van thac si quan tri kinh doanh (Trang 65 - 71)

1.2.5 .Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.5.2 .Tổ chức thực hiện đào tạo

2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm tài trợ

2.2.5.2. Tổ chức thực hiện đào tạo

a. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo Trung tâm tài trợ thương mại đề ra thường mang tính chung chung như đáp ứng nhu cầu đào tạo của người lao động nhằm nâng cao chất lượng lao động trong trung tâm mà chưa cụ thể hóa bằng việc xác định số lượng, chất lượng cần đạt được, vị trí nào cần đào tạo bao nhiêu, nâng cao trình độ như thế nào và phải đạt đến đâu sau khóa học. Ví dụ như mục tiêu đào tạo trong năm 2016 tại Trung tâm tài trợ thương mại đó là:

- Tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo tại TTTTTM đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo cần thiết do Trung tâm đào tạo tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của TTTTTM và định hướng nguồn nhân lực của Vietinbank trong 5 năm tới.

- Tổ chức kỳ thi nghiệp vụ trong năm 2015 cho cán bộ nhân viên tại download by : skknchat@gmail.com

TTTTTM nhằm đánh giá đúng chất lượng nhân viên có đáp ứng u cầu cơng việc hay khơng, đồng thời chuẩn bị cho kỳ thi nghiệp vụ trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương được tổ chức trong năm 2016, đảm bảo 100% cán bộ nhân viên tại trung tâm đạt yêu cầu.

- Đẩy mạnh việc trao đổi thông tin hai chiều giữa cán bộ phụ trách hoạt động đào tạo với cán bộ nhân viên để đánh giá ưu, nhược điểm quy trình đào tạo tại TTTTTM, từ đó có những đề xuất với ban lãnh đạo Trung tâm để có những chính sách phù hợp, kịp thời.

b. Lựa chọn giảng viên

- Với những khóa đào tạo do Ngân hàng cơng thương tổ chức tại TTTTTM, giảng viên do Trụ sở chính chỉ định, có thể là giảng viên từ Trung tâm đào tạo Vietinbank, từ các phịng ban Trụ sở chính hoặc giảng viên th ngồi từ các trường đại học.

- Với những khóa đào tạo do Trung tâm tự tổ chức thì hầu hết giảng viên là cán bộ TTTTTM (Giám đốc, Phó giám đốc, các trưởng/phó phịng nghiệp vụ). Chỉ có các khóa tiếng anh thì giảng viên được mới từ bên ngồi về giảng dạy.

Đánh giá: Theo kết quả khảo sát người lao động tại TTTTTM, chất lượng

giảng dạy các khóa đào tạo tại TTTTTM Vietinbank được đánh giá cao, 84.5% số người được hỏi đánh giá chất lượng giảng dạy tốt và 14.5% đánh giá rất tốt. Nguồn giảng viên tại TTTTM chủ yếu là giảng viên nội bộ, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong hệ thống, việc sử dụng giảng viên nội bộ có thể giúp giảm chi phí nhưng họ đều xuất thân từ cán bộ có kinh nghiệm chứ không được đào tạo bài bản về sư phạm, dẫn đến việc tuy kiến thức chuyên môn của họ rất phong phú nhưng cách truyền đạt bài giảng cịn khó hiểu đối với học viên, phương pháp dạy gây nhàm chán.

c. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Trung tâm tài trợ thương mại thực hiện lựa chọn đối tượng đào tạo dựa trên sự nghiên cứu và xác định nhu cầu đào tạo của người lao động, mục tiêu đào tạo của trung tâm, cụ thể thơng qua một số chỉ tiêu sau:

- Khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu của bản thân người học và mục tiêu chung download by : skknchat@gmail.com

của TTTTTM.

- Người học thực sự có nhu cầu đào tạo và tính chất cơng việc cần phải đào tạo để bổ sung kiến thức, kỹ năng.

- Là những người có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, hồn thành cơng việc được giao.

Bảng 2.12: Đối tượng đào tạo tại Trung tâm tài trợ thương mại giai đoạn 2012-2016

(Đơn vị: người)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

1.Đào tạo mới (dành cho nhân viên mới) 21 36 51 24 12

2.Đào tạo nghiệp vụ (dành cho nhân viên nghiệp vụ)

Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại 47 78 101 112 133

Nghiệp vụ Kế toán 4 6 10 11 12

SWIFT 2 3 4 6 6

3.Đào tạo ngoại ngữ (dành cho cả nhân

viên mới và nhân viên nghiệp vụ) 65 98 124 137 148

(Nguồn: Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbank, 2016, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tổng thể đào tạo phát triển nhân lực theo cơng văn

535/2010/TGĐ-NHCT10)

Qua từng năm thì tổng số lượt người được đào tạo có xu hướng tăng và tốc độ tăng trong năm 2014 là cao nhất. Đối với đào tạo mới trong 2 năm trở lại đây số lượt đào tạo chững lại do quy mô nguồn nhân lực của trung tâm đã tạm thời ổn định, đáp ứng được yêu cầu công việc nên số lượng tuyển mới cũng giảm đi.

d. Lựa chọn phương pháp đào tạo

Trong hệ thống Ngân hàng công thương hiện nay đang áp dụng 3 phương pháp đào tạo chủ yếu là:

- Các bài giảng, hội nghị, hội thảo: học viên sẽ được nghe các giảng viên thuyết trình từ đó rút ra kiến thức cho mình. Giáo viên có thể là cán bộ trong hệ thống hoặc có thể là người từ bên ngồi.Với phương pháp này người học nhanh

chóng nắm được lý thuyết nhưng lại ít có cơ hội thực hành

- Tập huấn nghiệp vụ: là hình thức đào tạo kết hợp với tổ chức dã ngoại, nghỉ mát...Phương pháp này giúp học viên không căng thẳng mà việc lĩnh hội kiến thức vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên tổ chức đào tạo theo phương pháp này thường tốn kém kinh phí và thời gian.

- Cử người đi học ở các trường chính quy: thường áp dụng đối với các cán bộ quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch, cán bộ cấp cao trong hệ thống. Phương pháp này tốn kém cả về kinh phí đào tạo, thời gian và chi phí cơ hội.

- Nhân viên tự đào tạo thơng qua việc học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm và lãnh đạo, thơng qua ln chuyển công việc.

Đối với hoạt động đào tạo tại TTTTTM, do điều kiện làm việc tại trung tâm có hạn nên chỉ áp dụng phương pháp đào tạo thông qua bài giảng, hội nghị, hội thảo và tự đào tạo. Số khóa học được tổ chức tại TTTTTM giai đoạn 2012-2016 ngày càng tăng, chứng tỏ vai trò của TTTTTM trong công tác đào tạo nghiệp vụ TTQT&TTTM ngày càng quan trọng.

Bảng 2.13: Số khóa đào tạo tổ chức tại Trung tâm tài trợ thương mại giai đoạn 2012-2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lớp đào tạo 8 12 16 24 30

(Nguồn: Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbank, 2016, Báo cáo tổng kết 5 năm

thực hiện chương trình tổng thể đào tạo phát triển nhân lực theo công văn 535/2010/TGĐ-NHCT10)download by : skknchat@gmail.com

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát nhân viên Trung tâm tài trợ thương mại về phương pháp đào tạo năm 2016

Phương pháp đào tạo Số người đăng

Tỷ lệ %

Cơ quan cử đi học tại các cơ sở tổ chức đào tạo 38 28,1 Tổ chức hội thảo, hội nghị, các khóa học tại

đơn vị 115 85,2

Tự học hỏi thông qua đồng nghiệp đi trước,

lãnh đạo. 133 98.,5

Học hỏi thông qua luân chuyển công việc 23 17

(Nguồn: phụ lục 4 câu 4)

Hai phương pháp đào tạo được cán bộ nhân viên ủng hộ nhất là Tổ chức hội thảo, hội nghị và tự đào tạo thông qua học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm đi trước. Đây cũng là hai hình thức đào tạo hay được tổ chức tại trung tâm nhất. Các hình thức cử cán bộ đi học và luân chuyển công việc không được nhiều nhân viên lựa chọn do mất nhiều thời gian và tâm lý khơng muốn chuyển qua các nghiệp vụ mà mình khơng có nhiều kinh nghiệm.

Đánh giá: Nhìn chung các phương pháp đào tạo được tổ chức tại TTTTM là

những phương pháp hiệu quả, giúp nhân viên nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cho bản thân. Tuy nhiên đối với cơng việc nhiều rủi ro như thanh tốn quốc tế và tài trợ thương mại, việc một cán bộ đảm nhiệm một vị trí cơng việc trong thời gian dài dễ dẫn đến chủ quan trong tác nghiệp, từ đó gây nên rủi ro cho bản thân nói riêng và cho cả hệ thống nói chung, nhất là khi giá trị các giao dịch trong nghiệp vụ thanh tốn quốc tế có thể lên đến hàng triệu USD. Do vậy TTTTM cần thực hiện những phương pháp đào tạo như luân chuyển công việc hay cử nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở để nhân viên được tiếp thu kiến thức toàn diện hơn, hạn chế rủi ro trong tác nghiệp.

e. Dự tính kinh phí đào tạo

Biểu đồ 2.4: Kinh phí đào tạo tại Trung tâm tài trợ thương mại giai đoạn 2012-2016

(Đơn vị: nghìn VNĐ)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Tổng chi phí Chi phí ĐT nghiệp vụ Chi phí đào tạo ngoại ngữ

(Nguồn: Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbank, 2016, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tổng thể đào tạo phát triển nhân lực theo công văn

535/2010/TGĐ-NHCT10)

Qua biểu đồ có thể thấy tổng kinh phí dành cho cơng tác đào tạo tại TTTTTM giai đoạn 2012-2016 tăng nhanh qua các năm, đặc biệt năm 2012, khi cả tổng chi phí đào tạo và chi phí đào tạo các lớp nghiệp vụ tăng mạnh, gần gấp đơi chi phí năm trước. Trong khi đó chi phí dành cho các lớp đào tạo ngoại ngữ cũng tăng nhưng mức tăng đều qua các năm và khơng có biến động lớn. Điều này cho thấy tuy đào tạo nghiệp vụ có vai trị quan trọng và vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí đào tạo tại TTTTTM nhưng ban lãnh đạo trung tâm vẫn nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ trong môi trường làm việc của trung tâm và đã dành một khoản kinh phí khơng nhỏ để đầu tư cho các khóa học ngoại ngữ. Việc cả 3 loại kinh phí đều tăng qua từng năm chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn của TTTTTM đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pham thu hien luan van thac si quan tri kinh doanh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)