1.2.5 .Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.2.5.2 .Tổ chức thực hiện đào tạo
3.1. Phương hướng phát triển của Trung tâm tài trợ thương mạ
gian tới
3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Định hướng chung:
- Tiếp tục đầu tư, củng cố vị thế tại thị trường truyền thống, xây dựng chiến lược đầu tư phát triển kinh doanh và thu hút khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. - Đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mang tính tiện ích cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cân đối giữa các nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, giữa các sản phẩm thanh toán và tiền gửi. Phấn đấu làm tốt các hoạt động cơ bản, nghiên cứu phát triển mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới. Tích cực áp dụng cơng nghệ thơng tin, nâng cấp mức độ tự động hóa, tận dụng tối đa sức mạnh nguồn nhân lực.
- Tăng cường tiếp thị, góp phần xây dựng thương hiệu Vietinbank. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường. Xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng đặc biệt, tạo lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện lành mạnh hóa tài chính trong TTTTTM, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần cho q trình dần tiến tới bền vững về tài chính của Vietinbank.
- Tập trung nguồn nhân lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các hệ thống thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức, quản lý và điều hành ngân hàng.
- Nâng cao năng suất lao động và văn hóa doanh nghiệp, hướng tới phục vụ khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
- Đẩy nhanh tốc độ áp dụng công nghệ thông tin, cơ cấu lại hệ thống quản lý, công nghệ theo từng mảng kinh doanh.
Định hướng cụ thể:
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo ủy quyền của Vietinbank.
+ Đảm bảo việc hạch toán vốn, các quỹ của Vietinbank kịp thời, chính xác. Làm tốt nhiệm vụ đầu mối về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của tồn hệ thống.
+ Quản lí an tồn thanh khoản của toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh toán, kinh doanh hiệu quả các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của Vietinbank.
+ Làm tốt đầu mối về kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế và đảm bảo an tồn, thơng suốt tồn hệ thống, nâng cao chất lượng các hoạt động về ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ.
+ Thực hiện tốt các hoạt động trên thị trường mở, thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong và ngoài nước theo lệnh của Tổng giám đốc.
+ Đảm bảo hiệu quả trong sử dụng vốn của ngân hàng. - Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trực tiếp năm 2017.
+ Nguồn vốn đạt 1,964.49 triệu USD, tương đương 42,05 nghìn tỷ VNĐ + Dư nợ đạt 1,285.67 triệu USD tương đương 27,52 nghìn tỷ VNĐ + Doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu đạt 45 tỷ USD
+ Thu phí dịch vụ đạt 459,89 tỷ đồng, trong đó phíTTTM đạt 340.41 tỷ đồng, phí chuyển tiền đạt 119.48 tỷ đồng.
Về các mục tiêu khác:
- Bố trí cán bộ có đủ năng lực và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ mới của trung tâm.
- Xây dựng triển khai các quy định nội bộ về quy trình giao dịch, quản trị rủi ro trong hoạt động, nhất là các hoạt động liên quan đến phát hành L/C, nhờ thu, bao thanh toán.
- Rà soát đội ngũ cán bộ, triển khai và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong và ngoài nước phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ kinh doanh mới.
- Nghiên cứu thị trường, diến biến lãi suất, áp dụng lãi suất linh hoặt đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Tập trung triển khai tốt việc kết nối thanh toán với khách hàng lớn, các dự án.
- Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có, tăng số lượng giao dịch và khách hàng dịch vụ, rút ngắn thời gian tác nghiệp tạo điều kiện tăng tỉ trọng doanh thu từ dịch vụ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ở tất cả các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là kiểm soát rủi ro ở các lĩnh vực ngoại tệ, tỉ giá, lãi suất, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
3.1.2. Định hướng về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm tài trợ thương mại
- Phải coi việc quản trị nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển Vietinbank; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên điều kiện thực tế, môi trường hoạt động của đơn vị và việc thực thi chiến lược đó phải được đảm bảo bằng sự cam kết của toàn thể cán bộ nhân viên.
- Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân trong việc phát triển năng lực của bản thân, sự tiến bộ của mỗi cá nhân và phát triển của đơn vị có quan hệ biện chứng với nhau. Phát triển nguồn nhân lực không phải là hoạt động một chiều của người lãnh đạo hay mong muốn của cá nhân, mà phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhu cầu của cá nhân và tính thống nhất của đơn vị.
- Lấy quan điểm chất lượng và hiệu quả là tiêu chí cơ bản và chi phối các nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đào tạo định hướng theo tôn chỉ, mục tiêu phát triển ngân hàng Vietinbank.
- Chiến lược nhân sự trong giai đoạn tới của TTTTTM đặc biệt chú trọng tới 2 mảng sau:
Vấn đề thu hút và giữ chân người tài : Vietinbank cần chú trọng hơn nữa cơng
tác tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và tạo dựng mơi trường làm việc mang tính gắn kết cao để tránh tình trạng chảy máu chất xám và thu hút được nhân tài.
Vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức:chú trọng xây dựng chiến lược phát triển và đầu tư cho đào tạo cán bộ
chủ chốt, cán bộ quản lý hơn nữa, đồng thời tiến hành đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên chuyên môn nghiệp vụ khi họ vào làm.
- Hướng phát triển của cán bộ quản lý: Tăng cường năng lực quản trị, điều hành cho đội ngũ quản lý vì đây là khối cán bộ chủ chốt nên chất lượng cơng tác của họ có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của đơn vị. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trong dự báo và phán quyết vấn đề,có nhận thức về viễn cảnh phát triển của đơn vị và có năng lực xây dựng chiến lược cho sự phát triển cũng như khả năng quản trị nguồn nhân lực một cách tối ưu.
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm tài trợ thương mại – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 3.2.1. Nâng cao chất lượng phân tích cơng việc
Cơng tác phân tích cơng việc cũng vô cùng quan trọng, để nâng cao chất lượng cơng tác phân tích cơng việc trung tâm cần thực hiện: phân tích cơng việc phải do các cán bộ chuyên trách đảm nhận và tiến hành một cách khoa học. Phịng Tổ chức hành chính phải thể hiện được vai trị của mình trong các cơng việc mang tính chất chun mơn. Xác định lại quy trình thực hiện phân tích cơng việc một cách cụ thể, chủ động trong công việc, hợp tác trực tiếp với các Trưởng phòng ban để thực hiện các văn bản đánh giá chính xác, đầy đủ hơn.
Nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, nhân viên có kiến thức, chun mơn nhân sự, về phân tích cơng việc. Đầu tư đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ nhân sự như đi học ở các khóa đào tạo ngắn hạn, tham dự hội thảo về nhân lực để học hỏi, bồi đắp kinh nghiệm bản thân.
Xây dựng hệ thống thơng tin kết nối các phịng ban với phòng nhân lực, bất cứ một thay đổi trong công việc đều phải được thơng tin đầy đủ đến phịng nhân lực để cập nhật và điều chỉnh thông tin phù hợp, kịp thời.
3.2.2. Thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực
Trong những năm qua, ngành ngân hàng đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, là hệ thần kinh giúp cho mọi hoạt động kinh tế trong thị trường đang diễn ra một cách mạnh mẽ.Để có thể đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả thì hoạch định nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu. Đây là vấn đề mà TTTTTM đang cố gắng hồn thiện. Để có thể cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như Hà Nội thì vấn đề cán bộ nhân viên trở thành vấn đề cốt lõi tạo ra lợi thế so với đối thủ. Vấn đề nguồn nhân lực không chỉ là đảm bảo về đủ số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên ở hiện tại mà còn ở cả trong tương lai. Do đó, TTTTTM cần phải có những hoạt động có định hướng hoạch định nguồn nhân lực trong tương lai.
Để có thể thực hiện được tốt cơng tác hoạch định nguồn nhân lực, ban lãnh đạo trung tâm cùng sự giúp sức của các phong ban, đặc biệt là phịng tổ chức hành chính cần thực hiện:
- Lập kế hoạch nguồn nhân lực:
Ban lãnh đạo và phịng tổ chức hành chính cần thực hiện việc lập kế hoạch nguồn nhân lực. Việc đó cần theo một quy trình rõ ràng với ban đầu là việc phân tích mơi trường, xác định mục tiêu chiến lược của trung tâm. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo cần phải xác định được mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực. Mục tiêu này nhằm trả lời câu hỏi: TTTTTM sẽ huy động nguồn nhân lực như thế nào, ở đâu để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Tiếp theo, phịng tổ chức hành chính cần phải phân tích được hiện trạng nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, để có thể hồn thành cơng việc một cách tốt nhất, phẩm chất cá nhân, mức độ nhiệt tình trong cơng việc… Kết hợp các yếu tố bên ngoài và bên trong TTTTTM, phịng tổ chức hành chính xác định được kế hoạch nguồn nhân lực một cách cụ thể.
- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực:
Dựa vào việc xác định mục tiêu, định hướng trong lai cùng với việc xác định nguồn nhân lực hiện tại của trung tâm để đưa ra dự báo về vấn đề nguồn nhân lực trong tương lai tại đây. Dựa vào công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai để ban lãnh đạo với sự giúp sức của phịng tổ chức hành chính sẽ đưa ra kế hoạch để đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai tại đây.
- Công tác dự báo cung nguồn nhân lực:
Cần phải dự báo được cung nguồn nhân lực trong tương lai. Giải quyết được vấn đề này sẽ đảm bảo cho nguồn cán bộ nhân viên không bị cạn kiệt và chất lượng cán bộ nhân viên được đảm bảo. Cung nguồn nhân lực có thể ở bên trong chính ngân hàng Vietinbank, hay trong cùng ngành ngân hàng và nhiều nhất chính là từ các trường đại học chuyên nghiệp. Đây là cơng tác cũng vơ cùng quan trọng, có xác định được cung nguồn nhân lực mới có thể đảm bảo cho cơng tác hoạch định nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất.
- Điều tiết cung cầu nhân lực:
Sau khi xác định nhu cầu và cung nguồn nhân lực, TTTTM cần cân đối giữa cung và cầu để đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng không chỉ trong tương lai mà cả hiện tại. Từ việc xác định cân đối giữa cung và cầu nhân lực trong trung tâm, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra các kế hoạch tuyển dụng, thuyên chuyển , thăng chức hay tinh giảm biên chế phù hợp tình hình của trung tâm. Đây là vấn đề cốt lõi đảm bảo cho mọi hoạt động cịn lại trong cơng tác quản trị nguồn nhân lực được diễn ra một cách hiệu quả.
- Đánh giá kiểm tra việc thực hiện hoạch định nguồn nhân lực:
Sau khi đã thực hiện các điều tiết nguồn nhân lực, Ban lãnh đạo trung tâm cần phải thực hiện việc kiểm tra công tác này đã đáp ứng được nhu cầu hay chưa, việc thực hiện có sai sót gì khơng để có thể kịp thời sửa chữa và giúp ra các kinh nghiệm. Công tác kiểm tra sẽ đảm bảo cho hoạt động hoạch định nguồn nhân lực trong TTTTTM được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng là một yếu tố tạo nên sự thành cơng của TTTTTM. Q trình tuyển dụng thành cơng sẽ mang lại nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và đủ về số lượng để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự tồn tại và phát triển của trung tâm. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cũng góp phần làm giảm bớt chi phí đào tạo. Vì vậy, cơng tác này cần được thực hiện một cách nghiêm túc, cơng khai dân chủ, có chất lượng và công bằng.
Công tác tuyển dụng của của trung tâm hiện nay là tương đối tốt, thực hiện theo quy trình cụ thể. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của công tác này, trung tâm cần được thực hiện như sau:
- Phải dựa vào hoạch định nguồn nhân lực để làm nền cho hoạt động tuyển dụng
Công tác tuyển dụng cần dựa trên công tác hoạch định nguồn nhân lực để thực hiện. Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp cho xác định nhu cầu, cung của nguồn nhân lực cho trung tâm không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Do đó, hoạt động tuyển dụng sẽ dựa vào đây để xây dựng các kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp. Công tác tuyển dụng vơ cùng quan trọng, nó tạo ra nguồn nhân lực mới có đủ số lượng, chất lượng phù hợp với cơng việc. Vì vậy, cơng tác này cần được xây dựng nghiêm túc chặt chẽ dựa trên nền tảng hoạch định nguồn nhân lực.
- Hồn thiện quy trình tuyển dụng là vấn đề cốt lõi
Hiện nay, quy trình tuyển dụng của trung tâm cịn tương đối nhiều bước thực hiện. Điều đó làm cho cơng tác tuyển dụng vẫn tương đối cồng kềnh. Vì vậy, trong thời gian tới, ban lãnh đạo và phịng tổ chức hành chính cần nghiên cứu để đưa ra quy trình tuyển dụng phù hợp hơn với trung tâm, giảm bớt sự cồng kềnh, điều đó đồng nghĩa với việc giảm bớt sai sót trong cơng tác tuyển dụng.
- Xây dựng phần mềm tuyển dụng
Việc xây dựng phần mềm tuyển dụng giúp công tác tuyển dụng được thực hiện bài bản, khoa học là hết sức cần thiết. Phần mềm sẽ thực hiện và theo dõi công tác tuyển dụng theo quy trình nghiệp vụ hồn chỉnh
Quản lý các yêu cầu tuyển dụng: Cho phép đưa ra các nhu cầu tuyển dụng tự động từ hệ thống trên định biên nhân sự và đánh giá năng lực cho từng vị trí hiện của mỗi nhân viên trong phịng ban.
Quản lý ứng viên: Cho phép đăng ký tuyển dụng online. Cho phép thiết lập kế hoạch tuyển dụng và đặt lịch chi tiết cho mỗi ứng viên (hệ thống hỗ trợ gửi email, tin nhắn cho ứng viên khi có thơng tin về lịch thi hoặc phỏng vấn).
Quản lý chi tiết và kết quả thi, phỏng vấn của các ứng viên.
Quản lý danh sách ứng viên theo các tiêu chí: Khơng đủ tiêu chuẩn, đủ tiêu chuẩn, làm bài thi đạt, làm bài thi không đạt, phỏng vấn qua, phỏng vấn không qua, thử việc….
- Công tác tuyển dụng cần được thực hiện nghiêm túc, công bằng, minh bạch