Quy định của Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 31)

1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thấy rằng, ngay sau khi giành được chính quyền, bên cạnh việc tạm thời áp dụng luật lệ hiện hành của chế độ cũ nhưng không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa, Nhà nước dân chủ nhân dân đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý tội phạm. Một trong những văn bản pháp luật đầu tiên có quy định hình phạt tiền là Sắc lệnh số 168-SL trừng trị tội đánh bạc. Trong sắc lệnh này hình phạt tiền được quy định tại Điều 2 với nội dung như sau: "Những người nào tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trị chơi, khơng cứ một nơi nào đều bị phạt tù từ 2 đến 5 năm và phạt bạc từ 1.000đ đến 10.000đ.

Các người làm công tác khác, giúp trực tiếp vào cuộc chơi đều là tòng phạm. Những người nào đánh bạc hay dự vào cuộc chơi nói trên sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm và phạt bạc 5.000đ đến 50.000đ".

Còn tại Điều 3 của Sắc lệnh này quy định: "Các việc làm bày bán, tàng

trữ, lưu hành các khí cụ chuyên dùng để đánh bạc đều cấm hẳn. Những người phạm vào điều này sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm và phạt bạc từ 1.000đ đến 10.000đ". [56, tr.497]. Ngoài ra ở thời kỳ này cịn có một số sắc lệnh khác

cũng quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt phụ (nay là hình phạt bổ sung) như: Sắc lệnh số 123-SL ngày 27/10/1949 về vi phạm

thể lệ chữa bệnh, chế thuốc; Sắc lệnh số 89-SL ngày 22/5/1950 cấm việc cho vay lãi chồng thành gốc; Nghị định số 150-TTg ngày 5/3/1952 của Thủ tướng Chính phủ về tội vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, v.v... Đặc biệt, Điều 6 Nghị định số 32/NĐ ngày 6/4/1952 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn tiền phạt được tính theo giá gạo. Sau đó, Thơng tư số 113/VHH ngày 4/4/1952 một Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định này đã xác định rõ: "Để định tiền phạt

giá gạo ấy là giá gạo nơi trụ sở Tòa án xét xử, khi tuyên án. Mức tối đa và tối thiểu tiền phạt lấy giá gạo làm tiêu chuẩn, nhưng khi tịa án tun phạt tiền phải tính ra tiền và đơn vị vẫn lấy đồng bạc tài chính" [56, tr.52]. Nhìn chung

các văn bản pháp luật hình sự quy định về hình phạt tiền giai đoạn 1945- 1954 cịn hết sức đơn giản, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. Sau khi chính thức xóa bỏ hồn tồn việc áp dụng luật lệ của chế độ cũ, Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm đến việc ban hành những văn bản pháp luật mới để có cơ sở pháp lý đấu tranh phịng chống tội phạm, nhất là những năm 1955 trở về sau.

Ở thời kỳ này, các văn bản pháp luật hình sự có quy định hình phạt tiền chủ yếu là: Sắc lệnh số 282-SL ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí; Sắc luật 003/SLT ngày 18/6/1957 về quyền tự do xuất bản, Sắc luật số 011/SLT ngày 14/9/1957 về tội đầu cơ. Hình phạt tiền được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự này có sự tiến bộ hơn, rõ ràng, cụ thể hơn như:

+ Tại Điều 13 của Sắc lệnh số 282 ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí có quy định: "Báo chí nào vi phạm Điều 10 bị trừng phạt tùy theo lỗi nặng nhẹ mà cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, hoặc bị truy tố trước Tịa án, có thể bị phạt tiền từ năm vạn đồng đến hai chục vạn đồng" [56, tr 421]

Hoặc tại Điều 16 của Sắc luật số 003/SLT ngày 18/6/1957 về quyền tự do xuất bản có quy định: "Nhà xuất bản hay cá nhân xuất bản nào vi phạm Điều

12 thì cơ quan có thẩm quyền tùy theo trường hợp nhẹ hay nặng mà cảnh cáo, thu hồi tạm thời giấy phép hoặc truy tố trước Tịa án. Tịa án có thể xử phạt tiền từ năm vạn đồng đến hai mươi vạn đồng" [56, tr 427].

+ Còn tại Điều 3 của Sắc luật 001-SLT ngày 19/4/1957 cấm mọi hành đầu cơ quy định: "Những người vi phạm luật này và những người đồng phạm

theo nhẹ hay nặng có thể bị truy tố trước Tịa án và có thể bị phạt tiền từ 10 vạn đồng đến 100 vạn đồng và bị phạt tù từ 1 tháng đến 5 năm, hoặc một trong hai hình phạt trên" [56, tr 268]

Đến năm 1970, để bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, Nhà nước ta ban hành 2 pháp lệnh, đó là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của cơng dân. Trong hai pháp lệnh này, hình phạt tiền được quy định một cách khá rõ ràng về phạm vi, điều kiện áp dụng. Cụ thể: tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN có quy định: "Phạm một trong

những tội quy định ở các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, thì tùy theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm hoặc nguồn thu lợi bất chính mà có thể bị phạt tiền từ 50 đồng đến 5.000 đồng..." [56, tr 208]; hoặc tại khoản 3

Điều 16 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của cơng dân có quy định: "Phạm một trong các tội quy định ở điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,

13 trong trường hợp có tính chất nghiêm trọng của tội phạm hoặc nguồn thu lợi bất chính mà có thể bị phạt tiền từ 50 đồng đến 3.000 đồng..." [56, tr 457].

Sau năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số

03SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về các tội phạm và hình phạt. Theo Sắc luật này, hình phạt tiền được áp dụng đối với tội phạm về kinh tế, các tội xâm phạm trật tự công cộng và an tồn cơng cộng, xâm phạm sức khỏe của nhân dân và chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung. Điều 6 của Sắc luật này quy định hình phạt tiền đối với tội phạm về kinh tế với nội dung: "Phạm một trong

những các tội phạm (về kinh tế) trên đây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và phạt tiền đến 50.000 đồng ngân hàng". Còn Điều 9 của Sắc luật 03/SL-76

trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng và sức khỏe của nhân dân với nội dung như sau: "...cờ bạc, tổ chức ổ mại dâm, buôn bán, tàng trữ ma túy và các chất

độc khác, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Trong mọi trường hợp, có thể bị phạt tiền đến 1.000 đồng ngân hàng" [57, tr 237].

Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, ngày 20/5/1981 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ. Trong pháp lệnh này, hình phạt tiền được quy định là hình phạt bổ sung tại Điều 7 với nội dung như sau: "Người phạm tội hối lộ nói ở Điều 2 và Điều 3 của Pháp lệnh này cịn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần giá trị của hối lộ". Tiếp

đến ngày 30/6/1982 Nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép trong đó có quy định: "Người

nào lợi dụng khó khăn về kinh tế hoặc tạo ra những khó khăn đó, mua vét hàng hóa, lương thực, vật tư, các loại tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hóa, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và bị phạt tiền gấp 3 lần giá trị hàng phạm pháp" (Điều 2).

Qua nghiên cứu các quy định về hình phạt tiền trong các văn bản pháp luật nêu trên có thể thấy:

+ Hình phạt tiền được quy định ngay trong các văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta sau khi mới giành được chính quyền dưới các hình thức Sắc lệnh, Sắc luật, Pháp lệnh (văn bản pháp luật hình sự đơn hành, dưới luật).

+ Hình phạt tiền vừa được quy định là hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính theo quy

định của Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946, Sắc lệnh số 168-SL ngày 14/04/1948 và Sắc luật 03/SL-76 ngày 15/3/1976 ... Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung theo quy định của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản

XHCN năm 1970, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970, Pháp lệnh trừng trị các tội phạm về hối lộ năm 1981 và Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982.

+ Hình phạt tiền được áp dụng chủ yếu đối với người phạm tội có tính chất vụ lợi nhằm trừng phạt họ về mặt kinh tế và loại trừ điều kiện mà họ sử

dụng để phạm tội mới. Về cơ bản, phạm vi áp dụng hình phạt tiền chỉ đối với một số ít tội.

+ Hình phạt tiền được áp dụng trong hồn cảnh, tình hình kinh tế xã hội của đất nước lúc đó cịn thấp kém, đời sống nhân dân cịn khó khăn. Do vậy, khi áp dụng hình phạt tiền, Tịa án phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, khả năng kinh tế cụ thể của người phạm tội; khơng áp dụng hình phạt tiền liên

đới. Đặc biệt, từ năm 1955 trở về trước, do vẫn áp dụng luật lệ của chế độ cũ, nên Tịa án đã đổi hình phạt tù thành hình phạt tiền, nhưng từ sau năm 1955 trở về sau thì khơng được quy đổi hình phạt tù thành hình phạt tiền và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 31)