Kiện tồn cơng tác tổ chức, cán bộ Tòa án nhân dân huyện đáp ứng yêu cầu xét xử các vụ án hình sự nói chung, quyết định hình phạt tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 76)

ứng yêu cầu xét xử các vụ án hình sự nói chung, quyết định hình phạt tiền nói riêng

Trong thời gian qua, việc kiện toàn cơ cấu, tổ chức các TAND theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung, quyết định hình phạt nói riêng. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử nói chung, quyết định hình phạt nói riêng cần tiếp tục kiện tồn cơng tác tổ chức, cán bộ TAND, nhất là TAND cấp huyện.

Kể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-QĐ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp và thực hiện Luật Tổ chức TAND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Binh đã được kiện tồn, đáp ứng

u cầu cơng tác xét xử đặt ra. Hiện nay, TAND thị xã Ba Đồn có 16 biên chế, gồm 13 cơng chức, 03 hợp đồng, trong đó có 06 Thẩm phán, 06 thư ký Tịa án và 04 cán bộ làm công tác chuyên môn khác. Đội ngũ lãnh đạo gồm 03 đồng chí (01 Chánh án, 02 Phó Chánh án). Về trình độ chun mơn, có 12 đồng chí tốt nghiệp cử nhân luật (trong đó có 01 Thạc sĩ luật), 01 đồng chí tốt nghiệp cử nhân kinh tế, 03 đồng chí có trình độ trung cấp luật. Theo quy định mới của ngành thì biên chế của TAND thị xã Ba Đồn vừa đủ so với quy định. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung, quyết định hình phạt nói riêng (trong đó có hình phạt tiền). Trước hết, đội ngũ Thẩm phán không chỉ bảo đảm đủ số lượng mà cơ bản phải bảo đảm chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu này, tác giả cho rằng cần tập trung thực hiện tốt cơng việc sau:

- Một là, tiếp tục hồn thiện tiêu chí, điều kiện, quy trình bổ nhiệm Thẩm phán. Mặc dù vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức

TAND năm 2014 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), nhưng kết quả tuyển chọn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán vẫn chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn xét xử. Ở một vài địa phương, trong đó có thị xã Ba Đồn, việc tuyển chọn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán chủ yếu quan tâm đến số lượng, ít chú ý đến chất lượng. Vấn đề tổ chức thí tuyển để chọn người đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán tuy đã được triển khai, nhưng vẫn mang tính hình thức, ít có tính cạnh tranh cao và công bằng. Một số điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán mặc dù đã được quy định trong Luật Tổ chức TAND năm 2014 nhưng chưa thật sự cụ thể, rõ ràng, cịn chung chung và rất khó đánh giá. Một trong những tiêu chí khó đánh giá là "có năng lực xét xử". Vậy như thế nào là "có năng lực

xét xử" thì chưa có tiêu chí cụ thể dẫn tới việc đánh giá khơng thống nhất. Vì

thế có trường hợp Thẩm phán được bổ nhiệm không đáp ứng yêu cầu "có

năng lực xét xử".

Từ thực tế này, tác giả cho rằng, trong thời gian tới: cần mở rộng nguồn thi tuyển Thẩm phán; việc thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán phải đảm

bảo dân chủ, công khai, minh bạch để lựa chọn những người có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực xét xử và phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014. Cần cơng khai hóa các kế hoạch thi tuyển chọn Thẩm phán để những người có đủ điều kiện đăng ký dự thi, đảm bảo tính cạnh tranh cơng bằng trong các kỳ thi tuyển, đặc biệt là phải thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư số 02/2016/TT-TANDTC ngày 03/2/2016 ban hành "Quy chế

thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp". TANDTC sớm xây

dựng tiêu chuẩn thống nhất của từng chức danh Thẩm phán (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) gắn với vị trí việc làm của từng cấp Tòa án. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn, luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán v.v...

- Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán nhất là Thẩm phán

TAND cấp huyện. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi đội ngũ Thẩm phán là chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết vụ án. Nếu trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử hạn chế... thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự giải quyết đúng đắn vụ án. Mặc dù vậy, trong một thời gian dài, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán chưa được chú trọng đúng mức. Phương thức đào tạo chủ yếu trang bị kiến thức cơ bản mang tính lý luận, ít chú ý đến đào tạo kỹ năng xét xử đối với từng loại án cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán phù hợp với yêu cầu chuyên môn, công việc và từng ngạch Thẩm phán. Chú trọng truyền đạt kiến thức pháp luật mới, kỹ năng xét xử đối với từng loại án, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng dân vận v.v... Ngồi ra, chú trọng, khuyến khích việc đào tạo sau đại học đối với Thẩm phán, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho Thẩm phán nâng cao trình độ.

- Ba là, chú trọng hơn nữa cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo

đức cơng vụ cho đội ngũ Thẩm phán.

người cán bộ cách mạng; khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân". Đối với cán bộ Tòa án, nhất là Thẩm phán, Người

từng căn dặn: "Phải phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vô tư".

Thẩm phán TAND là người được Đảng, Nhà nước giao trọng trách hết sức quan trọng trong việc đưa ra phán quyết khi thực hiện chức năng xét xử. Vì vậy, để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ cơng lý thì việc nâng cao đạo đức Thẩm phán Tịa án càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ở nước ta, tiêu chuẩn đạo đức Thẩm phán được Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định cụ thể là:

"Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liên khiết, trung thực".

Để đáp ứng những yêu cầu này, cần thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục chính trị; đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nội dung bồi dưỡng, học tập cần cụ thể hóa, sát thực, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của Thẩm phán, với phong trào thi đua "Nâng

cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức TAND" mà ngành Tòa án phát động.

Đặc biệt là cần tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của Thẩm phán về vai trị của hình phạt tiền trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. Bởi qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền cịn rất thấp, phần nào do nhận thức của Thẩm phán về vai trò, hiệu quả của hình phạt tiền chưa thật sự đầy đủ, tồn diện.

Tựu chung lại, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán phải thực sự làm cho đội ngũ này: có ý thức thượng tôn pháp luật; vô tư, tôn trọng sự thật khách quan; tính độc lập trong xét xử; tận tụy và tơn trọng nhân dân; liêm khiết, trung thực; có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Có như vậy, việc áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử vụ án hình sự nói chung, trong quyết định hình phạt (trong đó có hình phạt tiền) nói riêng mới bảo đảm đúng đắn, chính xác, khách quan, bảo đảm đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm

cũng như làm oan người vô tội.

- Đối với Hội thẩm nhân dân cần tập trung làm tốt các cơng việc sau: + Cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của Hội thẩm nhân dân đối với việc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác và cơng bằng.

+ Quy định một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn về việc lựa chọn nhân sự để bầu Hội thẩm, cũng như những điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với hội thẩm.

Trước hết cần lựa chọn những người có uy tín, có kiến thức pháp luật và hiểu biết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; có sức khỏe và quỹ thời gian dành cho hoạt động Hội thẩm. Đặc biệt là phải lấy ý kiến của nhân dân nơi người được giới thiệu cư trú, để giới thiệu bầu, cử làm Hội thẩm.

Về điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Hội thẩm mặc dù đã được quy định tại Điều 85 Luật Tổ chức TAND năm 2014, nhưng còn chung chung. Chẳng hạn tiêu chuẩn “có kiến thức pháp luật”... Đây là tiêu chuẩn quan trọng, vì thế phải quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn như: phải có trình độ trung học pháp lý trở lên; phải qua lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử.

+ Tăng cường bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho Hội thẩm. Học viện Tịa án cần nghiên cứu, biên soạn tài liệu nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm. Bên cạnh đó, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chuyên đề, phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến nghiệp vụ xét xử nhằm đảm bảo Hội thẩm được cập nhật thường xuyên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hàng năm cần tổ chức hội nghị tổng kết công tác tham gia xét xử của Hội thẩm, thơng qua đó đánh giá chất lượng hoạt động của Hội thẩm.

+ Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cần chú ý giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho Hội thẩm, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chính trị của Hội thẩm là “…có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và

kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực” (Điều 82 Luật Tổ chức

TAND năm 2014).

+ Quy định rõ chế độ trách nhiệm của Hội thẩm đối với các bản án, quyết định mà mình tham gia giải quyết. Trường hợp có nhiều bản án bị hủy, sửa vì lý do chủ quan của Hội thẩm hoặc do Hội thẩm thiếu trách nhiệm trong công tác xét xử thì cần áp dụng các hình thức miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc các chế tài xử lý khác.

+ Cần sửa đổi bổ sung chế độ chính sách đối với Hội thẩm, đặc biệt là chế độ thù lao thỏa đáng đối với Hội thẩm. Phụ cấp cho Hội thẩm tham gia xét xử cần nâng mức cao hơn quy định hiện hành chữ không dừng lại ở mức

90.000 đồng/ngày như hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 76)