Yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 66)

Trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đã chỉ định rõ: "Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế định hướng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN"; "Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng có hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế" [6].

Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: "Tổ

chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta ký kết hoặc tham gia. Tiếp tục ký hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống.

Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố quốc tế với các tổ chức INTERPOL, ASEANPOL... với cảnh sát các nước láng giềng và khu vực, với cảnh sát một số quốc gia có nhiều cơng dân Việt Nam sinh sống, lao động, học tập" [4].

Quán triệt chủ trương đó, năm 2014 Quốc hội nước ta đã chính thức phê chuẩn Cơng ước quốc tế về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác và vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên hợp quốc năm

1984. Ngồi ra, Việt Nam cịn ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp hình sự với các nước trên thế giới, hiệp định dẫn độ tội phạm, hiệp định chuyển giao bị kết án phạt tù... với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động. Để thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên tham gia các công ước quốc tế, Việt Nam đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hồn thiện pháp luật hình sự trong đó có các quy định hình phạt nhằm bảo đảm tính tương thích với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Để đáp ứng yêu cầu này, BLHS năm 2015 có nhiều quy định liên quan đến vấn đề hợp tác quốc tế trong việc xử lý người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng quy định phạm vi, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Việc áp dụng hình phạt, trong đó có hình phạt tiền trong các trường hợp phạm tội có yếu tố nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước khác. Nếu áp dụng hình phạt đúng sẽ có phần thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác ngày càng sâu rộng trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tính quốc tế, tội phạm có yếu tố nước ngồi. Ngược lại, nếu áp dụng hình phạt khơng đúng, trái với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, với các điều ước quốc tế thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của nước ta. Do vậy, khi áp dụng hình phạt, trong đó có hình phạt tiền đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội có yếu tố nước ngồi, Tịa án ln ln phải qn triệt yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là yêu cầu của Công ước quốc tế về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác và vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2014. Đây là Văn

kiện thứ 10/28 điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 66)