Tiếp tục hoàn thiện và kịp thời hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 71)

của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt tiền

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều nội dung đổi mới, có tính đột phá, thể chế hóa khá đầy đủ, tồn diện các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, khắc phục được những vướng mắc, bất cập của BLHS năm 1999, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, cũng như yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Điều nổi bật liên quan đến chế định hình phạt là mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền; quy định hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội...

Tuy nhiên, sau gần 2 năm áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt tiền đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc từ chính các quy định của Bộ luật này về hình phạt tiền. Do vậy, để phát huy hiệu quả của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi các quy định của BLHS về hình phạt nói chung, hình phạt tiền nói riêng. Cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 35 về căn cứ quyết định

mức phạt tiền đối với cá nhân bị kết án.

Nghiên cứu quy định tại khoản 3 Điều 35 BLHS năm 2015 thấy rằng, một trong những căn cứ quyết định mức tiền phạt là "xét đến tình hình tài sản của

người phạm tội". Theo quy định này thì, Hội đồng xét xử phải xem xét tình hình tài sản của người bị kết án phạt tiền để ấn định mức tiền phạt cụ thể. Vấn đề đặt ra ở đây là Hội đồng xét xử xác định tình hình tài sản của người phạm tội bằng cách nào? và có khả năng xác định được tình hình tài sản của người

phạm tội hay khơng? Đây là một khó khăn, vướng mắc lớn trong thực tiễn áp dụng hình phạt tiền và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức tiền phạt được quyết định trong bản án có thể chưa thật phù hợp với tình hình tài sản của người bị kết án, làm giảm tính khả thi của hình phạt tiền. Vì vậy, tác giả cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó chỉ rõ cơ quan điều tra có trách nhiệm xác định tình hình tài sản của người phạm tội; những loại tài sản được xem xét, đánh giá tình hình tài sản...

để Hội đồng xét xử làm cơ sở quyết định mức tiền phạt được chính xác, phù hợp với tình hình tài sản của người bị kết án, qua đó làm tăng tính khả thi của hình phạt tiền trên thực tế.

+ Thứ hai, sửa đổi quy định về mức tối thiểu của hình phạt tiền

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLHS năm 2015 thì mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1.000.000 đồng. Nhưng tại các điều luật có quy định là hình phạt tiền đối với các tội phạm cụ thể của BLHS đều quy định mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng. Như vậy, quy định về mức tối thiểu của hình phạt tiền ở phần chung và ở phần các tội phạm của BLHS năm 2015 là không thống nhất.

Mặt khác, khoản 3 Điều 35 BLHS năm 2015 vẫn tiếp tục quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1.000.000 đồng như quy định tại khoản 3 Điều 30 BLHS năm 1999. Vậy, mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1.000.000 đồng có thật sự phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay hay khơng, có bảo

đảm được tính cưỡng chế nghiêm khắc của hình phạt so với các chế tài pháp lý khác (chế tài hành chính, dân sự, kinh tế) hay khơng, có đủ sức răn đe phịng ngừa tội phạm hay khơng. Tác giả hồn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng "Với thực tế hiện nay, BLHS quy định mức tối thiểu của phạt tiền 1.000.000 đồng là quá thấp" [53, tr29]. Do vậy, theo tác giả, để đảm bảo tính

nay cần điều chỉnh mức tối thiểu của hình phạt tiền từ 1.000.000 đồng thành 5.000.000 đồng.

Thêm vào đó, khoản 3 Điều 35 quy định mức tiền phạt tối thiểu 1.000.000 đồng chung cho cả hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Như vậy là đã đánh đồng, khơng phân biệt mức tối thiểu của hình phạt tiền là hình phạt chính với mức tối thiểu của hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Theo tác giả, mức tối thiểu của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính phải cao hơn mức tối thiểu của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung; cụ thể là: ấn định mức tối thiểu của hình phạt tiền (hình phạt chính) là 5.000.000 đồng cịn mức tối thiểu của hình phạt tiền (hình phạt bổ sung) là 3.000.000 đồng. Cùng với sự điều chỉnh mức phạt tiền tối thiểu ở phần chung, thì cũng phải điều chỉnh mức tối thiểu của hình phạt tiền ở các điều luật về tội phạm có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt bổ sung cho tương thích.

+ Thứ ba, bổ sung quy định về thể thức thi hành hình phạt tiền. Nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 35 BLHS năm 2015 cũng như khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 không quy định tiền phạt được nộp như thế nào. Bên cạnh đó, quy định về hình phạt tiền tại Điều 35 BLHS năm 2005 cũng thiếu tính cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho việc thi hành hình phạt tiền trên thực tế. Vì thế, khơng ít trường hợp người bị kết án phạt tiền cố tình khơng chịu nộp phạt hoặc dây dưa, trầy ỳ khơng chịu nộp tiền phạt, gây khó khăn cho cơng tác thi hành án, làm giảm hiệu quả phịng ngừa hình phạt tiền nhưng vẫn khơng có biện pháp xử lý. Theo tác giả, để đảm bảo việc thi hành hình phạt tiền của người bị kết án, khắc phục tình trạng người bị kết án cố tình khơng chịu nộp tiền phạt, cần bổ sung thêm khoản 5 tại Điều 35 BLHS năm 2015 với nội dung: "5. Tiền phạt có thể được nộp một lần hay nhiều lần trong thời hạn do tòa án quyết định trong bản án nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực" [53, tr30]. Có quy

định như vậy, một mặt tạo điều kiện cho người bị kết án nộp tiền phạt, nhưng mặt khác sẽ có tác dụng khắc

phục tình trạng dây dưa, trây ỳ cố tình khơng nộp tiền phạt, đảm bảo tính khả thi của hình phạt tiền.

Vấn đề đặt ra ở đây là thời hạn nộp tiền phạt khơng q 6 tháng có phù hợp không? đây là vấn đề cần nghiên cứu để điều chỉnh. Mặt khác, nếu hết thời hạn luật định phải nộp tiền phạt, mà người bị kết án vẫn không chịu nộp tiền phạt thì xử lý như thế nào. Về vấn đề này, hiện nay có quan điểm cho rằng: "Trong trường hợp người bị kết án cố tình khơng nộp tiền phạt thì Tịa án quyết định chuyển hình phạt tiền sang lao động cơng ích" [27, tr74] hoặc

có ý kiến khác cho rằng: "Để khắc phục hạn chế trên chúng ta cần tham khảo

luật hình sự một số nước đã áp dụng bằng cách thay thế hình phạt tiền bằng các hình phạt khác nghiêm khắc hơn nếu người bị kết án khơng trả được tiền phạt hoặc cố tình dây dưa, kéo dài khơng nộp phạt (ví dụ phạt tù giam)"

[67,tr30]. Theo chúng tơi, việc quy đổi hình phạt tiền sang các hình phạt khác nghiêm khắc hơn (như tù có thời hạn) ở nước ta hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, khó có thể thực hiện được. Bởi lẽ, việc xác định thu nhập thực tế cũng như tình hình tài sản của cá nhân khơng phải đơn giản, chúng ta chưa có cơ chế quản lý, theo dõi thu nhập một cách minh bạch, rõ ràng như nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, sẽ rất khó để đưa ra được một mức quy đổi hợp lý bao nhiêu tiền thì bằng một ngày tù. Ngồi ra, việc quy đổi hình phạt tiền sang các hình thức khác như lao động cơng ích, hoặc phạt tù có thời hạn... vơ hình chung sẽ thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tiền trên thực tế, làm giảm hiệu quả của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bởi vậy, theo tác giả, BLHS hiện hành không sửa đổi bổ sung theo hướng quy định biện pháp đảm bảo thi hành hình phạt tiền bằng việc quy đổi hình phạt này sang các hình phạt khác, nhất là hình phạt tù, vì trái với chủ trương giảm hình phạt tù của Đảng và nhà nước ta. Để khắc phục tình trạng dây dưa, trây ỳ không chịu nộp tiền phạt của người bị kết án, tăng tính khả thi của hình phạt tiền trên thực tế, tác giả cho rằng, đối với những tội phạm có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính khi xem xét tình hình tài sản của người bị kết án nếu có khả năng thi hành, thì Tịa án mới quyết định áp dụng

hình phạt tiền, cịn nếu khơng có khả năng thi hành, thì Tịa án sẽ lựa chọn hình phạt khác để áp dụng với người bị kết án. Đồng thời cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn có tính chất tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án phạt tiền. Nếu sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án mà người phải thi hành án vẫn cố tình khơng chịu nộp tiền phạt thì có thể áp dụng Điều 380 BLHS hiện hành để truy cứu trách nhiệm hình sự người phải thi hành án về tội "không chấp hành bản án".

+ Thứ tư, bổ sung quy định về việc khấu trừ những khoản thu nhập bị

mất trong thời gian tạm giữ, tạm giam vào việc chấp hành hình phạt tiền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS hiện hành thì: "Nếu người bị

kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ"; và khoản 1 Điều 38 BLHS

hiện hành thì quy định: "Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù".

Như vậy, đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ và hình phạt tù có thời hạn, BLHS hiện hành đều có quy định thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù với tỷ lệ quy đổi như trên. Nhưng đối với hình phạt tiền thì BLHS hiện hành khơng quy định việc quy đổi này, vì thế khơng đảm bảo được ngun tắc cơng bằng của luật hình sự Việt Nam, khơng đảm bảo quyền lợi của người bị kết án. Điều này đã dẫn đến đến một thực tế là, một số trường hợp người phạm tội khi bị Tịa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính và bản thân họ đã bị tạm giữ, tạm giam trong một thời gian nhất định không được khấu trừ vào việc chấp hành hình phạt tiền. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tiền, bởi trên thực tế khơng có trường hợp nào người phạm tội đã bị tạm giữ, tạm giam sau đó lại được Tịa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Do vậy theo tác giả, để đảm bảo công bằng cũng như quyền lợi của người bị kết

án thì trường hợp người phạm tội bị áp dụng là hình phạt tiền là hình phạt chính mà họ đã bị tạm giữ, tạm giam thì những khoản thu nhập bị mất do bị

tạm giữ, tạm giam cần được trừ vào việc chấp hành hình phạt tiền. Vấn đề đặt ra ở đây là mức khấu trừ được tính theo tỷ lệ quy đổi như thế nào là hợp lý. Đây là vấn đề cũng khá phức tạp, do vậy cơ quan có thẩm quyền cần có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra mức khấu trừ hợp lý nhất.

Ngoài những điểm hạn chế, bất cập nêu trên, các quy định của BLHS hiện hành còn một số hạn chế về kỹ thuật lập pháp như: tại Điều 35 khơng có quy định định nghĩa về hình phạt tiền cũng như nội dung của hình phạt này; phạm vi loại tội phạm và lĩnh vực phạm tội có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính quy định trong BLHS hiện hành chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, chưa đáp ứng đầy đủ chủ trương mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền được đề cập trong Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp; khoảng cách giữa mức tiền phạt tối thiểu với mức tiền phạt tối đa ở một số khung còn rộng; mức tiền phạt quy định đối với một số tội phạm chưa thật sự tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội...

Những hạn chế này cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện để phát huy hiệu quả của hình phạt tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)