Quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)

Ngày 27/6/1985 Nhà nước ta ban hành BLHS đầu tiên (sau đây gọi là BLHS năm 1985). Đây là một văn bản quy phạm pháp luật hình sự có kỹ thuật pháp điển hóa cao, trong đó quy định tương đối đầy đủ về tội phạm, về hình phạt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm vào thời điểm đó. Trong BLHS năm 1985, hình phạt tiền là hình phạt duy nhất được quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Theo quy định tại Điều 23 BLHS năm 1985 thì: "Hình phạt tiền được áp dụng đối với

người phạm các tội có tính chất vụ lợi, tham nhũng các tội dùng tiền làm phương tiện hoạt động hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả" [6, tr 91]

Tại phần các tội phạm của BLHS năm 1985, hình phạt tiền là hình phạt chính quy định tại 9/192 điều luật, là hình phạt bổ sung được quy định tại 58/192 điều luật.

Nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1985 về hình phạt tiền thấy rằng:

+ Thứ nhất, trong BLHS năm 1985, hình phạt tiền vừa được quy định là

hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung, nhưng trong phần các tội phạm hình phạt tiền chỉ được quy định là hình phạt chính đối với một số ít tội phạm cụ thể. Điều này, cho thấy các nhà làm luật nước ta chưa nhìn

nhận, đánh giá đầy đủ về vai trị, tầm quan trọng của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặt khác, theo quy định tại Điều 23 BLHS năm 1985 thì hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất vụ lợi, tham nhũng, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động, nhưng trong phần các tội phạm, có một số tội cũng thuộc loại tội phạm có tính chất này nhưng nhà làm luật khơng quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung, ví dụ: Điều 170, 174, 175, 176... Như vậy, quy định tại Điều 23 phần chung khơng được cụ thể hóa một cách triệt để trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985. Điều đó đã dẫn đến việc thu hẹp phạm vi áp dụng của hình phạt tiền.

+ Thứ hai, một số chế tài có hình phạt tiền được quy định là hình phạt bổ sung bắt buộc chiếm tỷ lệ không đáng kể (khoảng 11%) trong tổng số các chế tài của BLHS năm 1985 đã ảnh hưởng đến tần suất áp dụng trong thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, Tịa án khơng bị ràng buộc phải áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mà có thể tùy nghi lựa chọn giữa hình phạt bổ sung là hình phạt tiền với hình phạt bổ sung khác. Do vậy, có ý kiến cho là "Điều

đó đã làm cho phạm vi áp dụng hình phạt tiền trên thực tế lại bị thu hẹp thêm một lần nữa, cho thấy sự nhìn nhận về vai trị và hiệu quả của hình phạt tiền chưa được đánh giá một cách chính xác" [49, tr 27].

+ Thứ ba, trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985, nhà làm luật

quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền (tiền phạt) hoặc chỉ quy định mức tối đa mà khơng quy định mức tối thiểu. Trong đó có một số khung hình phạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa của tiền phạt quá rộng, ví dụ: Điều 215. "Tội vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo,

ấn phẩm khác" quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là 250.000đ, mức tối

đa là 10 triệu (gấp 40 lần mức tối thiểu). Điều đó có thể dẫn đến sự tùy tiện trong thực tiễn áp dụng đồng thời khơng bảo đảm ngun tắc cá thể hóa hình phạt và khả năng tác động có lựa chọn của hình phạt tiền đối với người bị kết án. Mặt khác, đối với một số tội, do nhà làm luật chỉ quy định mức tiền phạt tối đa mà khơng quy định mức tối thiểu cũng có thể dẫn tới việc áp dụng hình phạt tiền bị cứng nhắc, khơng bảo đảm cơng bằng khi quyết định hình phạt, đồng thời cịn gây khó khăn cho việc áp dụng khoản 3 Điều 38 BLHS năm 1985 "Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tịa án có thể quyết định một hình phạt

dưới mức thấp nhất mà điều luật quy định".

Như vậy, mặc dù BLHS năm 1985 qua hơn chục năm áp dụng đã được sửa đổi bổ sung tới 4 lần vào các năm: 1989, 1991, 1992, 1997 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới, cần phải sửa đổi, bổ sung một cách tồn diện, trong đó các quy định về hình phạt tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)