Yêu cầu bảo vệ quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng" [44, tr17].

Pháp luật hình sự nói chung, các quy định về hình phạt (trong đó có hình phạt tiền) nói riêng trước hết phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân theo hướng đề cao hiệu quả phịng ngừa, tính nhân đạo, hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm.

Để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 có quy định:

"BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ XHCN, quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 1) [38,tr9]. Từ quy

định này của BLHS cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, chống mọi hành vi phạm tội được thực hiện thông qua việc BLHS xác định hành vi bị coi là tội phạm và quy định hình phạt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi bị coi là tội

phạm. Để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Nhà nước đã sử dụng BLHS là một phương tiện pháp lý quan trọng nhất, là cơ sở pháp lý cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm để buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu hình phạt. Mặt khác khi quy định tội phạm và hình phạt đối với tội phạm cũng như khi áp dụng các quy định của BLHS về hình phạt cần phải hạn chế quy định và áp dụng các hình phạt tước đi quyền sống, quyền tự do của con người (như hình phạt tử hình, hình phạt tù) mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số tội phạm, khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự và ngược lại.

Khi giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là khi quyết định hình phạt Tịa án

"phải tơn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu sẽ thấy có sự vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết" (Điều 8 BLTTHS

năm 2015).

Hình phạt, trong đó có hình phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, có nội dung tước một khoản tiền nhất định của người bị kết án sung quỹ nhà nước, đồng nghĩa với việc hạn chế quyền về tài sản của con người. Do vậy, khi quyết định hình phạt, kể cả hình phạt tiền, Tịa án phải đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của hình phạt đã tuyên phải kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa trừng trị với khoan hồng, giáo dục, cảm hóa người phạm tội và ln đề cao quyền con người của người bị kết án. Muốn vậy, khi ấn định mức tiền phạt cũng như tịch thu toàn bộ tài sản của người bị kết án, ngồi việc phải xét đến tình hình tài sản của người bị kết án, sự biến động của giá cả thị trường, Tòa án còn phải chú ý đến việc bảo đảm cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Như vậy, bảo vệ và bảo đảm quyền con người là một trong những yêu cầu đối với hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, hoạt động quyết

định hình phạt (trong đó có hình phạt tiền) nói riêng. Khi áp dụng hình phạt tiền Tịa án cần phải quán triệt yêu cầu này nhằm bảo đảm hình phạt được áp dụng khơng chỉ đáp ứng mục đích phịng ngừa riêng, phịng ngừa chung mà cịn đáp ứng yêu cầu bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)