Tăng cường phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan tổ chức hữu quan khác trong việc giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 78)

chức hữu quan khác trong việc giải quyết vụ án

Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới có đề ra một trong những nhiệm vụ là: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp

trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh, đùn đẩy trách nhiệm”

[3,tr4]. Quán triệt nhiệm vụ này, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Muốn vậy, phải xây dựng được một cơ chế phối hợp chặt chẽ, khoa học, trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan này để tạo ra mối quan hệ cần thiết, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, phải kiên quyết khắc phục hiện tượng hữu khuynh, tình trạng: “quyền anh quyền tơi” hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Đối với từng vụ án, từng giai đoạn tố tụng cần xác định nội dung, hình thức phối hợp cụ thể sát với tình hình thực tế; việc phối hợp phải được tiến hành kịp thời, thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm cho thấy, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau thì việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác, việc quyết định hình phạt tiền của Tòa án đảm bảo đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật phù hợp với tình hình tài sản, sự biến động của giá cả thị trường; hạn chế tối đa những sai sót khơng đáng có.

Trong q trình phối hợp phải bảo đảm nguyên tắc "Thẩm phán và Hội

thẩm phán nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Đây là

nguyên tắc cơ bản, mang tính nền tàng, định hướng cho q trình tố tụng cũng như hoạt động tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thực tế cho thấy, xét xử độc lập là cơ sở để đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, cơng bằng. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập đòi hỏi:

+ Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập với cơ chế quản lý hành chính, tư pháp trong nội bộ hệ thống tòa án: Độc lập với Tòa án cấp trên; độc lập trong chính tịa án nơi mình làm việc;

+ Thẩm phán, Hội thẩm phải độc lập với các chủ thể tố tụng khác. + Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập với nhau trong việc đánh giá các tình tiết của vụ án và áp dụng pháp luật cũng như trong việc phân tích, giải thích pháp luật.

+ Khơng ai, khơng cơ quan nào được can thiệp tác động để buộc Thẩm phán, Hội thẩm làm trái pháp luật khi xét xử.

Ngoài việc độc lập khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Đây là hai mặt của một vấn đề, có mối liên hệ biện chứng với nhau, là tiền đề của nhau, tác động qua lại với nhau. "Chỉ tuân theo pháp luật" khi xét xử có nghĩa là Thẩm phán, Hội thẩm chỉ căn cứ vào những quy định của pháp luật để ra phán quyết, không chịu sự điều chỉnh, sự ràng buộc bởi cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác. Tuy nhiên, "Chỉ tuân theo pháp luật" khơng có nghĩa là tn theo pháp luật một cách máy móc, rập khn, cứng nhắc.

Trước yêu cầu của cải cách tư pháp "xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" trong các vụ án hình sự cần được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì cơng lý được bảo đảm, tránh được oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 78)