Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 64)

Hiện nay dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm do ngun nhân kinh tế, có tính chất kinh tế xảy ra phổ biến, diễn biến phức tạp, khó lường. Những tội phạm này khơng chỉ do cá nhân mà còn do pháp nhân thực hiện. Đối với những loại tội phạm này, hình phạt tiền có vai trị to lớn trong phịng, chống. Chính vì vậy, hình phạt tiền với tính chất là biện pháp tác động về kinh tế ngày càng được BLHS mở rộng phạm vi áp dụng. Theo quy định của BLHS năm 2015 thì hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính được áp dụng khơng chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà còn đối với người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an tồn cơng cộng và một số tội khác do Bộ luật này quy định. Với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định (Điều 35). Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung (Điều 77). Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm này cần tăng cường áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn, để một mặt trừng phạt, giáo dục, cải tạo người phạm tội, mặt khác để triệt tiêu, hạn chế điều kiện về tài sản mà chủ thể sử dụng thực hiện hành vi phạm tội, cũng như phòng ngừa chung.

Thực tiễn xét xử ở nước ta nói chung, ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nói riêng, trong những năm qua tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền rất thấp (ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền chỉ chiếm 1,22%). Do vậy, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình hiện

nay Tịa án cần tăng cường áp dụng hình phạt tiền hơn nữa, nhất là đối với những trường hợp hình phạt tiền được quy định là chế tài lựa chọn cùng với các hình phạt khác thì cần chú trọng áp dụng hình phạt tiền khi có căn cứ, điều kiện luật định.

3.1.3. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như ở địa phương

Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã làm cho các quan hệ kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi. Trong sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cũng phải thay đổi để kịp thời phản ánh những nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, điều tất yếu phải đổi mới, hồn thiện pháp luật hình sự, trong đó có chế định hình phạt nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc, chặt chẽ, thống nhất cho hoạt động áp dụng hình phạt đấu tranh phịng, chống tội phạm. Chế định hình phạt, trong đó có hình phạt tiền cũng cần phải được hoàn thiện để theo kịp và phản ánh những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội, những đặc điểm cơ bản của tình hình tội phạm trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một trong những vấn đề hồn thiện chế định hình phạt ở nước ta hiện nay là

"giảm hình phạt tử hình, hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số tội phạm". Đây là một

chủ trương hết sức cần thiết và đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Song vấn đề quan trọng ở đây không chỉ mở rộng phạm vi hình phạt tiền trong luật mà phải tăng cường áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn, có như vậy những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền mới đi vào cuộc sống, mới phát huy vai trò trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Việc hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền cũng như tăng cường áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn xét xử phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, phản ánh được các nhu cầu, địi hỏi của các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và truyền thống của dân tộc; đặc biệt là phải tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được những lợi ích cơ bản của đất nước trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 64)