Quy định về hình phạt tiền trong BLHS năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 48)

Trong BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 1999), hình phạt tiền tiếp tục được quy định vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Nếu so với quy định của BLHS năm 1985, thì quy định về phạt tiền trong BLHS năm 1999 có nhiều điểm mới sau đây:

+ Một là, BLHS năm 1999 số điều luật quy định hình phạt tiền được mở

rộng hơn so với BLHS năm 1985.

Trong BLHS năm 1999, hình phạt tiền được quy định ở hình phạt chính tại 68/263 điều luật (chiếm 25,85%); hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định tại 104/263 điều luật (chiếm 39,54%). Như vậy, hình phạt tiền là hình phạt chính được BLHS năm 1999 quy định tăng hơn 7,5 lần so với hình phạt tiền là hình phạt chính được quy định ở BLHS năm 1985 (Bộ luật này chỉ quy định hình phạt tiền là hình phạt chính tại 9/192 điều luật). Hình phạt bổ sung tăng 1,8 lần (BLHS năm 1999 quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung tại 104 điều luật, còn BLHS năm 1985 chỉ quy định tại 58 điều luật). Qua đây thấy rằng, nhà làm luật nước ta đã có cách nhìn và đánh giá tích cực về vai trị của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Mặt khác, việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Hai là, BLHS năm 1999 quy định chặt chẽ hơn về phạm vi, điều kiện

áp dụng hình phạt tiền.

Khác với Điều 23 BLHS năm 1985, Điều 30 BLHS năm 1999 quy định phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền như sau: "Phạt tiền được áp dụng là

hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định" (khoản 1 Điều 30).

Như vậy, khác với quy định của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 khơng dựa vào tính chất của tội phạm hoặc tính chất của phương tiện được sử dụng để phạm tội mà căn cứ vào từng nhóm quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ để quy định phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cho thấy, hình phạt tiền được áp dụng đối với các tội xâm phạm đến những nhóm quan hệ xã hội sau đây:

+ Nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhóm này hình phạt tiền áp dụng đối với những tội có mục đích thu lợi bất chính được quy

định tại 20/31 điều luật.

+ Nhóm các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Nhóm này, hình phạt tiền được áp dụng đối với những tội có tính chất vụ lợi hoặc dùng tiền làm phương tiện phạm tội được quy định tại 30/56 điều luật;

+ Nhóm các tội phạm khác do BLHS quy định. Nhóm này bao gồm một số tội nhưng khơng thuộc hai nhóm tội phạm nêu trên mà BLHS có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc xử lý tội phạm, đó là: 02 tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; 01 tội xâm phạm sở hữu; 09 tội phạm về môi trường; 01 tội phạm về ma túy, 07 tội phạm trật tự quản lý hành chính.

Điều kiện duy nhất để áp dụng hình phạt tiền đối với những nhóm tội phạm nêu trên là: "Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải thuộc tội

phạm ít nghiêm trọng", tức là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà

mức cao nhất đối với tội ấy là đến 03 năm tù (khoản 2 Điều 8 BLHS năm 1999).

Đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền chỉ là những người phạm tội đủ 16 tuổi trở lên, còn đối với người ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội thì khơng áp dụng hình phạt tiền (khoản 5 Điều 69 BLHS năm 1999).

Ngoài ra, khoản 2 Điều 30 đã quy định rõ ràng, cụ thể những trường hợp được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi khơng áp dụng là hình phạt chính, theo đó: "Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với

người phạm các tội tham nhũng, ma túy hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định". Từ quy định này thấy rằng, khoản 2 Điều 30 không quy định điều

kiện áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mà chỉ quy định phạm vi các trường hợp được áp dụng hình phạt này. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28 BLHS năm 1999 thì có thể hiểu điều kiện để áp dụng thì

phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung là "Khi hình phạt chính được áp

dụng khơng phải là hình phạt tiền". Điều này có nghĩa là, nếu hình phạt tiền

đã được áp dụng là hình phạt chính thì khơng áp dụng là hình phạt bổ sung. Như vậy, Điều 30 BLHS năm 1999 đã quy định cụ thể trường hợp nào thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính, trường hợp nào hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung. Trong khi đó, BLHS năm 1985 khơng quy định rõ vấn đề này. Thực tế cho thấy, quy định tại Điều 30 BLHS năm 1999 đã đảm bảo việc áp dụng hình phạt tiền được thống nhất hơn và có tác dụng hạn chế sự tùy tiện khi áp dụng. Nghiên cứu phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thấy rằng, ngoài những người phạm tội tham nhũng, ma túy, Bộ luật này đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với những người phạm các tội được quy định ở các chương khác của BLHS, đó là: 03 tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XII); 02 tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (Chương XIII); 10 tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV); 24 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVI); 10 tội phạm về môi trường (Chương XVII); 28 tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng (Chương XIX) và 7 tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Chương XX).

Cũng như hình phạt tiền là hình phạt chính, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chỉ áp dụng với người phạm tội đủ 16 tuổi trở lên, không áp dụng đối với người phạm tội ở độ tuổi từ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi.

+ Ba là, BLHS năm 1999 quy định cụ thể mức phạt tiền tối thiểu tại

Điều 30 phần chung, đồng thời trong phần các tội phạm hầu hết các điều luật đều quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền, hoặc quy định mức tối đa của hình phạt này. Trong khi đó Điều 23 BLHS năm 1985 khơng quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền, cịn trong phần các tội phạm của Bộ luật này gần như chỉ quy định mức tiền phạt tối đa, ngoại trừ Điều 215.

"Tội vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, ấn phẩm khác", tuy có quy định mức tiền phạt tối thiểu là 250.000đ và mức tiền phạt

tối ta là 10.000.000đ, nhưng khoảng cách giữa mức tiền phạt tối thiểu với mức tiền phạt tối đa là quá lớn, gấp khoảng 40 lần. Để khắc phục hạn chế này, khoản 3 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: "Mức phạt tiền được quyết định

tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 1.000.000đ".

Trong BLHS năm 1999, mức tối thiểu của hình phạt tiền được quy định chung cho cả hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là 1.000.000đ. Đây là một quy định mới, thể hiện tính nghiêm khắc của chế tài hình sự so với chế tài hành chính. Về vấn đề này có tác giả nhận định: "Quy định này phản ánh được các đòi hỏi của cả hai khía cạnh của ngun tắc cơng bằng; công bằng ngang nhau và công bằng phân phối. Luật quy định mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm thể hiện sự bình đẳng giữa mọi người trước pháp luật, thể hiện khía cạnh ngang nhau của cơng bằng; đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả thị trường đã thể hiện khía cạnh phân phối của công bằng" [27, tr.70]. Trên cơ sở quy định có tính ngun tắc

này, tại phần các tội phạm BLHS, mức phạt tiền được quy định cụ thể đối với từng tội danh từ mức tối thiểu đến mức tối đa hoặc theo số lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính. Đơn vị tiền tệ để tính mức phạt tiền là tiền ngân hàng Việt Nam. Khi quyết định mức phạt tiền cụ thể đối với người bị kết án, Tịa án khơng chỉ phải bảo đảm mức tiền phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm... mà cịn phải xét đến tình hình tài sản của người bị kết án nhằm bảo đảm tính khả thi của hình phạt tiền.

+ Bốn là, BLHS năm 1999 quy định cụ thể phương thức thi hành hình phạt tiền tại khoản 4 Điều 30, theo đó: "Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc

nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án". Việc BLHS

năm 1999 quy định như vậy là nhằm tạo điều kiện để người bị kết án với những hoàn cảnh kinh tế khác nhau, khả năng tài sản khác nhau đều có thể thi hành hình phạt tiền. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Tòa án phải ấn định rõ trong bản án thời hạn thi hành hình phạt tiền của người bị kết án.

Từ sự phân tích đánh giá trên có thể thấy rằng, quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt tiền chặt chẽ, cụ thể hơn, có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền và phương thức thi hành hình phạt tiền. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành BLHS năm 1999 cho thấy các quy định của Bộ luật này về hình phạt tiền đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cần phải sửa đổi bổ sung để phát huy hiệu quả của hình phạt này trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. Những hạn chế, bất cập này thể hiện ở những phương diện sau:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm tỷ lệ cịn thấp. Điều đó đã làm giảm vai trị của hình phạt tiền trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nhất là trong bối cảnh Nhà nước ta đang thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngồi ra, số chế tài có hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc cịn q ít, đa số các trường hợp phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định là chế tài lựa chọn cùng với những hình phạt bổ sung khác (chẳng hạn như: tịch thu tài sản...) Điều đó vơ hình chung đã thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Đó cũng là lý do dẫn đến việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong thực tiễn xét xử còn hạn chế.

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999, thì "hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính đối với tội ít nghiêm trọng...", nhưng trong phần các tội

phạm của Bộ luật này, hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với 21 tội phạm nghiệm trọng. Như vậy, giữa quy định tại khoản 1, Điều 30 với

quy định tại phần chế tài của những điều luật có quy định hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng.

Thứ hai, về mức phạt tiền

Khoản 3 Điều 30 BLHS quy định mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ. Theo tác giả, mức tối thiểu của hình phạt tiền ở thời điểm năm 1999 (thời điểm ban hành BLHS) là phù hợp. Tuy nhiên, tình hình kinh tế- xã hội ở nước ta có nhiều biến động, tình hình tội phạm liên quan đến tiền bạc có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ phổ biến trong tổng số những tội phạm xảy ra trên thực tế, vì vậy quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền chỉ là 1.000.000 đồng trong tình hình hiện nay có lẽ khơng cịn phù hợp, khơng đủ sức cưỡng chế, răn đe cần thiết của một chế tài hình sự. Thêm vào đó, khoản 3 Điều 30 của BLHS năm 1999 quy định mức phạt tiền tối thiểu chung cho cả trường hợp áp dụng là hình phạt chính và hình phạt bổ sung là khơng hồn tồn hợp lý. Về nguyên tắc, mức phạt tiền với tính chất là hình phạt chính phải cao hơn mức phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung. Thậm chí, đối với một số tội phạm cụ thể, nhà làm luật quy định mức phạt tiền trong trường hợp được áp dụng là hình phạt bổ sung lại bằng hoặc cao hơn mức phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính. Chẳng hạn, tại Điều 125: "Tội xâm phạm bí mật hoặc an

tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác" nhà làm luật quy định hình

phạt tiền là hình phạt chính với mức tối thiểu là 1.000.000đ và mức tối đa là 5.000.000đ, trong khi đó lại quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với mức tối thiểu là 2.000.000đ và mức tối đa là 20.000.000đ. Quy định như vậy là khơng đúng với tính chất của hình phạt bổ sung là "bổ sung, hỗ trợ cho hình phạt chính". Trong một số trường hợp khác, nhà làm luật quy định hình

phạt tiền là hình phạt bổ sung chưa thật sự phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm, cụ thể là có tội phạm mà tính chất, mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn so với tội phạm khác cùng loại nhưng mức tối thiểu của hình phạt

tiền với tính chất là hình phạt bổ sung lại cao hơn. Chẳng hạn, mức tối thiểu của hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (khoản 4, Điều 154) là 5.000.000đ, trong khi đó đối với tội bn lậu là chỉ có 3.000.000đ (khoản 5 Điều 153 BLHS năm 1999).

Ngồi ra, khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền trong nhiều điều luật của BLHS năm 1999 được nhà làm luật quy định vẫn còn quá lớn: có khi gấp 10 lần, 20 lần, 50 lần. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 1999, thì khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền gấp 50 lần (từ 10.000.000đ đến 500.000.000đ). Với khoảng cách quá lớn như vậy, mặc dù tạo điều kiện cho Tịa án có thể lựa chọn mức tiền phạt cho phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, tình hình tài sản của người bị kết án..., song cũng rất dễ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Đúng như một nhà nghiên cứu đánh giá: "Cách quy định như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhận thức và áp dụng khơng có sự thống nhất, khơng đảm bảo khả năng cá thể hóa hình phạt và tác động có lựa chọn của hình phạt tiền đối với người bị kết án, việc áp dụng hình phạt sẽ khơng cơng bằng khi giải quyết những trường hợp phạm tội cụ thể, nhất là dễ phát sinh tiêu cực trong xét xử". [54, tr.199].

Thứ ba, về cách thức thi hành hình phạt tiền.

Mặc dù đã được quy định tương đối cụ thể tại khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999 với nội dung là: "Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án". Cách quy định này đã tạo điều kiện

thuận lợi để những người bị kết án với những hoàn cảnh và khả năng kinh tế, tài sản khác nhau đều có thể thi hành án phạt tiền mà Tồ án đã áp dụng đối với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 48)