Những hạn chế, thiếu sót trong áp dụng hình phạt tiền và nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 60)

nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơng tác xét xử nói chung, áp dụng hình phạt (trong đó có hình phạt tiền) nói riêng của TAND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình trong những năm qua vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót nhất định, cần phải kịp thời khắc phục:

+ Một là, việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung ít được chú trọng, nên chưa phát huy được hiệu quả của hình phạt này trong đấu tranh phịng chống tội phạm, nhất là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm tham nhũng, ma túy, môi trường và một số tội phạm khác có tính chất vụ lợi, hoặc dùng tiền làm phương tiện để phạm tội.

Qua số liệu thống kê như đã phân tích ở trên cho thấy, phạt tiền áp dụng là hình phạt chính cũng như là hình phạt bổ sung chỉ chiếm tỷ lệ 1,22%. Như vậy là quá thấp so với việc áp dụng hình phạt tù. Điều này không thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp là "giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số tội phạm" [5].

+ Hai là, việc xem xét tình hình tài sản, sự biến động của giá cả khi quyết định hình phạt tiền đơi khi chưa được tiến hành một cách đầy đủ, toàn diện. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến một số bản án phạt tiền thiếu tính khả thi, khó thi hành trên thực tế.

+ Ba là, khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999 có quy định: "Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án" nhưng trong một số bản án có tun hình phạt tiền theo quy

định của BLHS năm 1999, Tòa án chỉ tuyên phạt bị cáo một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước mà không quyết định cho bị cáo nộp tiền phạt một lần hay nhiều lần và cũng không ấn định thời hạn nộp tiền phạt. Do vậy, đã gây khó khăn cho cơng tác thi hành án phạt tiền trên thực tế.

* Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót nêu trên:

Qua khảo sát thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của TAND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây cho thấy, những hạn chế, thiếu sót này là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, do nhận thức của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về vai trị, hiệu quả của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thật sự đúng đắn. Vì thế, có trường hợp đủ điều kiện để áp dụng hình phạt tiền nhưng Hội đồng xét xử lại khơng áp dụng hình phạt này.

Thứ hai, quy định của BLHS năm 1999 cũng như của BLHS năm 2015

vẫn còn một số hạn chế, bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho thực tiễn áp dụng.

Thứ ba, cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan có

thẩm quyền chưa được tiến hành kịp thời, vẫn còn một số quy phạm mang tính nguyên tắc hoặc chưa thật sự rõ ràng, minh bạch, khó thống nhất trong thực tiễn áp dụng hình phạt tiền nhưng vẫn chưa có văn bản giải thích, hướng dẫn hoặc hướng dẫn vẫn chưa thật sự cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư, công tác giám đốc xét xử, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động

áp dụng hình phạt nói chung, hình phạt tiền nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, sát sao để phát hiện những hạn chế, thiếu sót và có biện pháp khắc phục.

Thứ năm, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm trong công tác, đạo đức công vụ của một số Thẩm phán, nhất là Hội thẩm nhân dân chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra.

Thứ sáu, điều kiện làm việc, phương tiện cơng tác, chế độ chính sách đãi

ngộ đối với cán bộ, cơng chức ngành Tịa án, đối với Hội thẩm nhân dân chưa thật sự tương xứng với tính chất đặc thù của hoạt động xét xử; đời sống sinh hoạt của cán bộ thực thi pháp luật cịn nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.

Những nguyên nhân này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xét xử, cũng như hoạt động áp dụng hình phạt nói chung, hình phạt tiền nói riêng.

Kết luận Chương 2

Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2 của luận văn có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Hình phạt tiền có lịch sử lâu đời, được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự Việt Nam và ngày càng được mở rộng, hoàn thiện.

- Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985, hình phạt tiền được quy định rải rác trong các văn bản dưới luật bằng hình

thức Sắc lệnh, Sắc luật và Pháp lệnh. Do trình độ kỹ thuật lập pháp cịn hạn chế nên ở thời kỳ này, hình phạt tiền được quy định cịn hết sức đơn giản, chưa chặt chẽ và đầy đủ. Trong giai đoạn này, hình phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt phụ (nay gọi là hình phạt bổ sung).

- Chỉ đến khi BLHS năm 1985 được ban hành, thì hình phạt tiền mới được quy định một cách cụ thể vừa với tư cách là hình phạt chính, vừa với tư cách là hình phạt bổ sung. Trong BLHS năm 1999, bên cạnh việc tiếp thu những yếu tố hợp lý của BLHS năm 1985 có nhiều sửa đổi, bổ sung về hình phạt tiền theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng, quy định chặt chẽ về phạm vi, điều kiện áp dụng, nên đã thực sự tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc áp dụng hình phạt tiền trên thực tế.

- Trong BLHS năm 2015 các quy định về hình phạt tiền đã được sửa đổi, bổ sung cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, đặc biệt là quy định hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Điểm nổi bật của Bộ luật này là tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng, quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện áp dụng hình phạt tiền nhằm phát huy hiệu quả của hình phạt tiền trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. - Việc áp dụng hình phạt nói chung, hình phạt tiền nói riêng của TAND thị xã Ba Đồn, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót nhất định, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong

đó có nguyên nhân xuất phát từ những quy định của pháp luật hình sự, có những nguyên nhân thuộc về chủ thể có thẩm quyền áp dụng (Hội đồng xét xử) v.v...

- Kết quả nghiên cứu này là cơ sở thực tế để xây dựng, kiến nghị những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tiền trong thực tiễn xét xử trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 60)